Bí quyết để trở thành nhà đầu tư thông minh nhất

0
2813
Liên hệ đặt quảng cáo

Mỗi người chúng ta đều có những mục tiêu làm giàu khác nhau bởi ngoài yếu tố may mắn còn rất nhiều yếu tố chi phối đến việc thành công hay không.

Có người chỉ cần cuộc sống đủ ăn đủ uống nên chỉ chọn kinh doanh nhỏ lẻ, không mất nhiều công sức. Nhưng lại có những người không bao giờ ngưng khao khát làm giàu, họ muốn trở thành người có tầm trong xã hội, trở thành nhà đầu tư thông minh, giàu có và quyền lực.

Vậy đầu tư là gì? Phải làm thế nào để trở thành nhà đầu tư tài giỏi?

Đầu tư được hiểu nôm na trong lĩnh vực kinh tế là bỏ ra một số tiền chi vào một lĩnh vực kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nào đó. Chẳng hạn như dịch vụ chăm sóc sắc đẹp…

Tuy nhiên dù lựa chọn lĩnh vực nào thì cũng phải có kế hoạch cụ thể để tránh tình trạng hao tổn tiền bạn nhưng không nhận lại được gì. Nếu bạn đang ấp ủ ý định đầu tư làm giàu, hãy đọc bài viết dưới đây để có được những lời khuyên bổ ích.

1. Lựa chọn loại hình và lĩnh vực đầu tư phù hợp

Ví dụ bạn đang phân vân giữa đầu tư vào đồ ăn và thời trang vì thích cả hai và cả hai đều dễ hốt bạc. Lúc này bạn cần phải cân nhắc kỹ xem mình thực sự giỏi về mảng nào hơn. Nếu khéo léo và nấu ăn ngon thì chọn lĩnh vực ăn uống còn nếu có kiến thức về thời trang, có óc thẩm mỹ thì lĩnh vực thời trang sẽ hợp lý hơn.

Hoặc bạn cũng có thể chọn một lĩnh vực mới mẻ nhưng phải đảm bảo dành thời gian nghiên cứu, học hỏi trước khi bắt tay vào đầu tư.

Bí quyết để trở thành nhà đầu tư thông minh nhất

2. Phải nắm rõ các thông tin về lĩnh vực mình có ý định đầu tư

Chẳng hạn nếu bạn muốn đầu tư vào lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì bạn phải có kiến thức cũng như kinh nghiệp về luật đầu tư. Ngoài ra bạn cần phải có đội ngũ quản lý, nhân viên chuyên nghiệp và kiến thức chuyên môn sâu để cung cấp cho khách hàng dịch vụ chất lượng.

3. Phải biết lập kế hoạch tài chính và xác định đúng mục tiêu

Chẳng hạn như khi bạn quyết định đầu tư vào bất động sản thì bước đầu cần phải liệt kê xem mình có tổng tài sản là bao nhiêu cũng như xác định rõ mục tiêu của mình. Sau đó đối chiếu số tài sản đó với mục tiêu để đánh giá tính khả thi của kế hoạch đầu tư này.

4. Quản lý cảm xúc

Chúng ta thường có những cảm xúc như sợ hãi, thiếu quyết đoán, tham lam… trong quá trình đầu tư. Nếu bạn chỉ đầu tư theo cảm xúc mà không có kế hoạch, không suy nghĩ thấu đáo thì rất dễ nhận lại kết quả xấu, chỉ một sai sót nhỏ rất dễ đến bờ vực phá sản.

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi