Mở cửa hàng kinh doanh – Phần 1: Kinh doanh gì?

0
12482
Liên hệ đặt quảng cáo

Sản phẩm là nền tảng trong việc kinh doanh của bạn. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để chọn được mặt hàng phù hợp? Có rất nhiều yếu tố tác động khi bạn quyết định kinh doanh gì, nhưng ba điều quan trọng hơn hết mà bạn cần phải xem xét là kiến thức và mối quan tâm của bạn, nhu cầu của khách hàng, và lợi nhuận.

Mở cửa hàng kinh doanh - Phần 1: Kinh doanh gì?

Trong phần này, chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết về mỗi yếu tố để bạn có thể quyết định một cách hiệu quả mình sẽ kinh doanh gì.

1. Kiến thức và mối quan tâm

Mặc dù bạn không cần phải biết tất cả từng chi tiết nhỏ về những gì bạn sẽ bán, bạn cần phải có một số kiến thức nhất định hoặc ít nhất là quan tâm đến nó. Bán lẻ đã vốn là một cuộc phiêu lưu đầy thử thách, do đó, đừng làm cho nó khó khăn hơn cho chính mình bằng cách cố gắng bán một cái gì đó bạn không thích mà sẽ làm bạn chán ngán.

Ở một mức độ thực tế hơn, hiểu biết về sản phẩm cũng sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác. Nếu bạn đã quen thuộc với hàng hóa của bạn, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nhà cung cấp, tìm những người giỏi nhất, quyết định về giá cả, v.v.

Lựa chọn kinh doanh gì dựa trên kiến thức hoặc mối quan tâm của bạn

Dưới đây là một số cách để tạo ra ý tưởng kinh doanh gì dựa trên những gì bạn hiểu biết hoặc những gì bạn quan tâm:

Nhìn vào sở thích của bạn

Bắt đầu với một cái gì đó tại nhà. Sở thích và mối quan tâm cá nhân của bạn là gì? Bạn có thể kiếm tiền từ nó? Ví dụ, nếu bạn thích làm vườn trong thời gian rảnh, bạn có thể xem xét bán cây cảnh hoặc dụng cụ làm vườn.

Hãy xem ví dụ của Tammy Biedeman, chủ sở hữu của cửa hàng Sweet Elizabeth Jane ở thành phố Ellicott, Maryland. Theo hồ sơ của cô ấy trên Main Street Story of the Week, Tammy trước kia là một giáo viên và sau đó trở thành bà mẹ ở nhà với niềm đam mê tái tạo và tái sử dụng các mặt hàng cũ cô mua từ hội chợ.

Không lâu sau, nhà của cô ấy bắt đầu đầy ắp những sản phẩm đó, vì vậy cô quyết định bán chúng thông qua các hợp tác mua bán đồ cũ và các cửa hàng bán lẻ khác. Vào năm 2011, Tammy đã quyết định mở cửa hàng bán lẻ của riêng mình. Cô thực hiện những công việc cần thiết, thuê một mặt bằng ở trung tâm thành phố Ellicott City, và mở cửa hàng của mình 6 tuần sau đó.

Tận dụng công việc bạn đang làm

Bạn đang có một công việc chính? Vậy một dự án kinh doanh khác thì sao? Hãy xem bạn có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình trong thế giới bán lẻ hay không.

Hãy xem câu chuyện của Adrienne Wiley, chủ cửa hàng thời trang Covet. Trước khi bắt đầu cửa hàng bán lẻ của mình, Adrienne sở hữu một dòng trang sức bán buôn tên là Frolick ở Atlanta, GA.

Khi cô chuyển đến San Francisco, cô đã dành thời gian ở các studio cộng tác để cô có thể gặp gỡ các nhà thiết kế khác. Các studio dần dần chuyển thành cửa hàng và tại thời điểm đó, Adrienne chuyển đến một không gian tốt hơn, nơi cô có thể bán thêm phụ kiện, quần áo, và các mặt hàng quà tặng.

Đi ra ngoài và gợi mở sự quan tâm của bạn

Đôi khi, chỉ đơn giản là giữ một tư duy mở có thể giúp bạn nghĩ ra các ý tưởng. Nói chuyện với mọi người. Đi thăm các chợ và tham dự các hội chợ thương mại. Nhìn ra các công việc kinh doanh từ đó và xem nếu có một ngách thị trường mà bạn có thể chiếm hoặc nếu có điều gì đó bạn có thể làm tốt hơn.

Đó là những gì Harriet Vaight, chủ sở hữu của cửa hàng thiết kế Chirpy đã làm. Từng là một nhà khoa học về môi trường, người đã không còn hài lòng trong thế giới doanh nghiệp, Harriet luôn luôn thích nghệ thuật và hàng thủ công và có mơ ước mở cửa hàng của riêng mình.

Hành trình bán lẻ của cô bắt đầu sau khi cô tham dự các sự kiện nghệ thuật và thiết kế khác nhau. “Tôi đã đến hội chợ thủ công và nghệ thuật và thấy rất nhiều người dân địa phương làm những thứ thật đáng yêu”, cô nói. Harriet sau đó nhận thấy rằng những người này không có nơi nào để bán các tác phẩm của mình, và đó là khi cô nhìn thấy cơ hội để mở cửa hàng.

Mở cửa hàng kinh doanh - Phần 1: Kinh doanh gì?

2. Nhu cầu

Nhưng thực tế là chỉ bằng sở thích và niềm đam mê sẽ không đủ để kinh doanh thành công. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm mà bạn yêu thích, nhưng nếu không có một nhu cầu hoặc mong muốn thực sự cho chúng, kinh doanh có thể không phải là một cái gì đó bạn nên theo đuổi.

Xác nhận liệu mọi người sẽ mua sản phẩm của bạn hay không là điều bạn nên làm sớm. Chắc chắn bạn không muốn sản xuất ra hoặc mua hàng hóa về chỉ để cuối cùng thấy rằng rằng khách hàng không muốn nó.

Làm thế nào bạn có thể đánh giá nhu cầu đối với sản phẩm của bạn? Thực hiện các bước sau đây:

Xem mọi người có mua (hoặc ít nhất là tìm kiếm) nó hay không

Một trong những cách dễ nhất để thấy rõ những gì mọi người đang mua là để kiểm tra các thị trường trực tuyến như Sendo, Websosanh hay Adayroi hoặc tham gia vào các nhóm mua bán trên Facebook và tìm xem những gì bán chạy nhất trên đó.

Các mặt hàng hay nhãn hiệu trong danh sách này có khả năng sẽ bán được trong cửa hàng của bạn. Ngoài ra, chú ý đến các đánh giá của khách hàng, vì chúng có thể cung cấp cho bạn những hiểu biết khi nói đến nhu cầu cũng như tâm lý người mua sắm.

Công cụ nghiên cứu từ khoá của Google cũng có thể có ích. Bạn có thể sử dụng công cụ này để xem có bao nhiêu lượt tìm kiếm hàng tháng cho các sản phẩm của bạn và đánh giá nhu cầu tương ứng.

Chỉ cần gõ từ khóa hoặc cụm từ liên quan đến hàng hóa muốn bán, sau đó lưu ý về số lượng tìm kiếm. Đương nhiên, càng nhiều người đang tìm kiếm sản phẩm của bạn thì càng tốt.

Để có sự đánh giá sâu sắc hơn, hãy chắc chắn bạn thực hiện các nghiên cứu offline. Ghé thăm các cửa hàng bán các sản phẩm bạn đang định kinh doanh và đánh giá hiệu quả hoạt động của họ. Ví dụ nếu các cửa hàng giảm giá một sản phẩm, nó có thể là một dấu hiệu sản phẩm đó có nhu cầu thấp.

Đừng ngại tiếp cận khi khảo sát ở các cửa hàng. Hãy nói chuyện với chủ sở hữu hoặc nhân viên của họ và hỏi xem những gì đang bán chạy nhất.

Tra cứu dữ kiện, số liệu thống kê và nghiên cứu

Hãy đọc các tạp chí kinh doanh, thương mại, và các nghiên cứu trong ngành hàng của bạn. Trong khi các biện pháp thiết thực nêu trên rất có hiệu quả, đọc các dữ kiện và con số về thị trường của bạn cũng là điều cần thiết và sẽ cho phép bạn để có được một sự hiểu biết bao quát về nhu cầu sản phẩm của bạn.

Một số bước bạn nên thực hiện bao gồm:

– Thu thập các ấn phẩm liên quan

Đọc tạp chí thương mại hoặc các tạp chí về sản phẩm, lĩnh vực, hoặc đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Làm như vậy sẽ cho phép bạn để có được một số hiểu biết về những gì đang thịnh hành trên thị trường.

Ngoài ra, xem có quảng cáo liên quan đến sản phẩm của bạn không. Rất có thể, nếu các công ty khác đang đầu tư tiền quảng cáo hướng tới một sản phẩm, tức là họ có thể biết rằng có nhu cầu cho nó.

– Tìm kiếm dữ kiện và tính toán

Bạn sẽ cần phải làm việc với những con số xung quanh sản phẩm hoặc lĩnh vực của bạn vì hai lý do: thứ nhất, chúng có thể cho bạn biết có hay không có nhu cầu cho những gì bạn đang lập kế hoạch để bán; và thứ hai, những con số này có thể giúp bạn trong tương lai với việc quản lý nguồn vốn (sẽ được nói thêm ở những bài sau).

Rất may là việc tìm kiếm các dữ liệu thương mại thường dễ dàng và không tốn kém. Ví dụ như Bộ Công thương có thể công bố các số liệu mà bạn cần.

Chẳng hạn, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thực hiện báo cáo thương mại điện tử Việt Nam mỗi năm một lần. Báo cáo này có thể cung cấp cho bạn những hiểu biết quý giá về xu hướng bán hàng của các lĩnh vực và các sản phẩm khác nhau.

3. Lợi nhuận

Một khi bạn đã xác định rằng có nhu cầu cho các sản phẩm, bạn nên tính toán cần bao nhiêu chi phí để sản xuất hoặc nhập mua chúng và thu được bao nhiêu từ việc bán chúng.

Bước đầu tiên để làm điều này là liên lạc với các nhà cung cấp tiềm năng. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều nhà cung cấp thông qua các hiệp hội thương mại. Ngoài ra, nếu bạn biết các nhà bán lẻ khác ở địa phương, hãy liên lạc với họ.

Thêm vào đó, bạn có thể tìm thấy các sản phẩm và nhà cung cấp bằng cách tham dự các sự kiện. Harriet của Chirpy nói rằng khi cô tìm sản phẩm để bán, cô đã dành rất nhiều thời gian tại hội chợ thương mại và các show đồ thủ công.

“Tôi thu thập tên của những người có sản phẩm mà tôi thích, sau đó đặt chúng trong một bảng tính. Tôi liệt kê thông tin của họ, giá bán buôn, giá bán lẻ, và số lượng đặt hàng tối thiểu”, cô nói. “Từ đó tôi tìm ra những sản phẩm có giá trị tốt nhất.”

Liên hệ với các nhà cung cấp để nhận báo giá và có được một nhận thức rõ ràng sản phẩm của bạn có giá bao nhiêu.

Sau khi bạn đã hoàn thành bước này, xác định giá bán lẻ của sản phẩm bằng cách nhìn quanh xem các cửa hàng khác đang bán nó với giá như thế nào. Thực hiện tìm kiếm nhanh chóng trên internet hoặc đi đến cửa hàng bán sản phẩm đó để xác định giá bán lẻ của mình.

Một khi bạn làm xong các bước này, bạn sẽ tìm ra bao nhiêu tiền bạn có thể kiếm được từ mỗi lần bán hàng.

Khi mà bạn vẫn còn đang ở giai đoạn lập kế hoạch kinh doanh, bạn không phải bán hàng thật hay mất chi phí để tạo ra lợi nhuận thực tế nào. Những gì bạn có thể làm vào thời điểm này là có được một cái nhìn chung về khả năng sinh lợi của một sản phẩm có thể có được bằng cách tính tỷ suất lợi nhuận trực tiếp của nó. Đây là chỉ số đo lợi nhuận được tạo ra sau khi trả các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm (chi phí sản xuất, giá bán buôn, v.v.).

Lợi nhuận trực tiếp = Giá bán – Chi phí trực tiếp

Tỷ suất lợi nhuận trực tiếp = Lợi nhuận trực tiếp / Giá bán x 100%

Một phép tính đơn giản, bạn sẽ cần phải xác định chi phí của sản phẩm, sau đó trừ số tiền đó cho giá bán của nó để tìm lợi nhuận.

Các bước hành động:

Thời gian cần thiết: 1-2 tuần (Có thể nhiều hơn nếu bạn tham dự các sự kiện.)

Chuẩn bị: phương tiện ghi chép yêu thích của bạn (điện thoại thông minh, bút và giấy, v.v.), phương tiện di chuyển, điện thoại, máy tính.

– Hãy suy nghĩ về những sở thích, mối quan tâm của bạn, các lĩnh vực mà bạn hiểu biết (và có hứng thú).

– Tạo một danh sách các sản phẩm có liên quan đến việc trên, và tự hỏi bạn có thấy mình có thể bán các mặt hàng đó? Quan trọng hơn, bạn có muốn?

– Một khi bạn biết những gì sản phẩm bạn muốn bán, xem xét có một nhu cầu cho nó hay không bằng cách kiểm tra các trang web mua bán phổ biến như Facebook, Sendo, Websosanh, Adayroi, công cụ nghiên cứu từ khoá của Google… Ngoài ra kiểm tra sản phẩm phổ biến như thế nào bằng cách đi đến các cửa hàng bán những mặt hàng đó.

– Xác nhận sâu hơn nhu cầu bằng cách thực hiện các nghiên cứu bổ sung cho sản phẩm hoặc lĩnh vực của bạn. Tính toán các số liệu được cung cấp bởi các cơ quan thống kê nhà nước và nghiên cứu của các tổ chức thương mại, tìm các con số về doanh số bán sản phẩm, tăng trưởng, khách hàng, v.v.

– Tìm ra sản phẩm có chi phí bao nhiều bằng cách liên lạc với các nhà cung cấp tiềm năng thông qua tìm kiếm và các sự kiện.

– Sau đó, tìm ra bạn có thể bán nó với giá bao nhiều bằng cách nhìn vào giá của các cửa hàng bán lẻ khác.

– Xác định xem nó có đem lại lợi ích tài chính để bán sản phẩm bằng cách tính toán tỷ suất lợi nhuận trực tiếp của mình bằng cách sử dụng công thức trên.

Phần 2: Khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi