Mở cửa hàng kinh doanh – Phần 3: Lựa chọn địa điểm

0
8869
Liên hệ đặt quảng cáo

Địa điểm rất quan trọng cho sự thành công của cửa hàng. Đó là lý do tại sao bạn cần phải thật tích cực trong việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng. Hãy thực hiện theo các bước trong bài viết này khi xác định vị trí tiềm năng cho cửa hàng của bạn.

Mở cửa hàng kinh doanh – Phần 3: Lựa chọn địa điểm

1. Thu hẹp phạm vi

Tại thời điểm này, bạn đã phải biết được khu vực tập trung đông nhất khách hàng mục tiêu, vì vậy bạn có thể đặt tầm ngắm của mình về địa điểm nơi họ sinh sống, làm việc và đi chơi.

Bạn cũng nên xem xét vị trí của các đối thủ cạnh tranh; có thể có rất nhiều tiềm năng trong các khu vực đó. Theo Greg Kahn, người sáng lập và CEO của Research Kahn nói với Entrepreneur.com, “Rất đơn giản, địa điểm tốt nhất là ở gần đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn.” Tại sao? Bởi vì rất có thể là, đối thủ cạnh tranh của bạn đã thực hiện nghiên cứu của họ, và họ biết những vị trí nào là tốt cho kinh doanh. Ngoài ra, họ đã có khả năng đầu tư để tăng lượng khách đến các địa điểm của họ, do đó, “bằng việc ở gần đối thủ cạnh tranh của bạn, bạn có thể được hưởng lợi từ những nỗ lực marketing của họ.”

2. Tìm mặt bằng cho thuê

Một khi bạn đã có một ý tưởng quận nào, đường nào tốt nhất cho cửa hàng của bạn, đó là lúc để tìm mặt bằng cho thuê. Bạn có thể tham gia vào các nhóm cho thuê, sang nhượng cửa hàng trên Facebook.

Hãy liên lạc với chủ sở hữu hoặc đại lý cho thuê mặt bằng tiềm năng, sau đó hỏi họ về tiền thuê nhà và diện tích. Đề nghị họ gửi cho bạn hình ảnh, sơ đồ mặt bằng. Nếu tất cả mọi thứ có vẻ tốt, đặt một cuộc hẹn để xem các địa điểm mà bạn hài lòng.

3. Tìm hiểu, ghi chép, đặt câu hỏi

Có nhiều yếu tố để xem xét khi đánh giá một mặt bằng cho thuê. Dưới đây là một số câu mà bạn nên hỏi.

Khu vực

– Có dễ dàng để tìm thấy?

Nếu bạn đã gặp khó khăn khi tìm ra chỗ đó, một số khách hàng của bạn cũng có thể gặp khó khăn.

– Có an toàn không?

Một vị trí có an ninh tốt sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng và cả nhân viên tiềm năng.

– Giao thông tại khu vực đó như thế nào?

Hãy lưu ý của số lượng người và xe cộ trong các khu vực lân cận. Nhiều người qua lại thì có thể cửa hàng của bạn sẽ có nhiều lượt khách vào hơn, nhưng chưa chắc họ có thể chuyển thành doanh số bán hàng. Đó là lý do tại sao bạn cũng nên xem xét mọi người trong khu vực này đi loại xe gì để đảm bảo họ là các khách hàng bạn muốn có.

Lân cận

– Có chỗ để xe rộng rãi không?

Điều này phụ thuộc vào nhu cầu của bạn, nhưng một chỗ để xe tốt là phải rộng ít nhất vài mét vuông.

– Hoạt động mua sắm vào buổi tối như thế nào?

Bạn cũng nên đến địa điểm đó vào buổi tối (hoặc thời gian khác trong ngày), từ đó bạn có thể đánh giá các vị trí vào các thời điểm khác nhau trong ngày hoặc tuần.

– Có những cửa hàng nào khác tại đó?

Lý tưởng nhất, bạn muốn các cửa hàng trong khu vực bán các mặt hàng phục vụ cho các khách hàng mục tiêu của bạn.

– Có đối thủ cạnh tranh?

Như đã đề cập ở trên, có đối thủ cạnh tranh trong khu vực không phải là một điều xấu miễn là bạn có thể cạnh tranh.

Nhà, mặt bằng

– Mặt bằng có đáp ứng yêu cầu cửa hàng của bạn?

Bạn phải chắc chắn rằng không gian có thể chứa hàng hóa và thiết bị bạn có kế hoạch để mang đến. Liệu có đủ chỗ cho tất cả mọi thứ? Các nhà cung cấp có thể thuận tiện thực hiện giao hàng? Nếu vị trí hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của bạn, hãy hỏi liệu bạn có thể sửa đổi nó.

– Nhà cũ hay mới?

Nếu là nhà mới (nghĩa là nếu nó được xây dựng trong khoảng 20 năm trước) có thể bạn sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề lớn trong nhiều năm. Tuy nhiên, nếu đó là nhà cũ, hãy chắc chắn hỏi họ đã thực hiện bất kỳ nâng cấp hoặc cải tạo nào chưa. Nếu một ngôi nhà 40 tuổi và họ chưa bao giờ làm bất cứ điều gì đến trần nhà, rất có thể, nó sẽ phải cải tạo sớm.

– Các tiện ích, ánh sáng, và hệ thống thông gió hiện có đáp ứng nhu cầu của bạn? Bạn có phải làm bất kỳ điều gì với đường dây điện hoặc đường ống dẫn nước?

Hệ thống thông gió, ánh sáng, và nước rất cần thiết cho các hoạt động của bạn, vì vậy để xem xét tất cả mọi thứ có đang hoạt động.

– Có thể đặt các biển hiệu?

Hỏi chủ nhà về việc cho phép đặt các biển hiệu. Nó có thể lớn đến đâu? Có được lắp đèn led không? Nhận được câu trả lời cho những câu hỏi này và chắc chắn rằng họ cho phép các loại biển hiệu mà bạn muốn lắp.

– Các điều kiện về công nghệ có đáp ứng?

Nếu bạn cần internet wifi tốc độ cao chẳng hạn, bạn sẽ muốn chắc chắn rằng ở đó đáp ứng yêu cầu kết nối của bạn.

Hợp đồng thuê nhà

– Tiền thuê là bao nhiêu?

Hãy nhớ rằng khi nói đến tiền thuê, thấp hơn không có nghĩa là tốt hơn. Hãy chắc chắn các yếu tố về số lượng và chất lượng dân cư qua lại, các cơ sở lân cận, cũng như các chi phí bổ sung (ví dụ: bảo trì, tiện ích, thuế đất, v.v.) trước khi quyết định nơi để thuê.

– Thời hạn thuê là bao lâu?

Giống như hầu hết mọi thứ, câu trả lời chính xác cho câu hỏi này phụ thuộc vào việc kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, nói chung, bạn có thể đàm phán mức giá tốt hơn nếu bạn ký một hợp đồng thuê dài hạn.

– Bạn có quyền bảo trì, nâng cấp, hoặc cải tiến?

Một số chủ nhà chịu trách nhiệm về cảnh quan, sửa chữa, và các nhiệm vụ bảo trì khác. Đừng quên hỏi họ về các dịch vụ để bạn biết những gì bạn đang chịu trách nhiệm.

Lưu ý: tất cả mọi thứ đều có thể thương lượng.

Nếu có bất kỳ một phần của hợp đồng thuê mà bạn muốn chỉnh sửa, hãy lên tiếng. Mặc cả về giá, trách nhiệm và xem nó đã là hợp đồng tốt nhất mà bạn có thể nhận được. Hãy xem tin rao cho thuê đã lâu chưa. Nếu nó bị bỏ trống trong một thời gian, bạn có thể có một cơ hội tốt để thương lượng về tiền thuê nhà.

Sau khi đánh giá các địa điểm khác nhau và thu thập thông tin về hợp đồng và tài sản, cẩn thận cân nhắc những ưu và nhược điểm của mỗi địa điểm. Thảo luận với các đối tác kinh doanh của bạn, và nếu có thể, nói chuyện với một chuyên gia về bất động sản hoặc về pháp lý để nhận được tư vấn trước khi ký vào bất cứ giấy tờ gì.

Các bước hành động:

Thời gian cần thiết: 1-3 tuần.

Chuẩn bị: phương tiện ghi chú yêu thích của bạn (điện thoại thông minh, bút và giấy, v.v.), phương tiện di chuyển, điện thoại, máy tính.

– Dựa trên điều tra dân số, nhân khẩu học và thông tin đối thủ cạnh tranh mà bạn có, lập một danh sách các khu vực lý tưởng hoặc cho cửa hàng của bạn.

– Liên hệ với chủ sở hữu hoặc đại lý cho thuê vị trí mà bạn đang quan tâm và hỏi thêm thông tin. Đề nghị họ gửi cho bạn hình ảnh và sơ đồ mặt bằng.

– Hẹn gặp để xem các địa điểm mà bạn quan tâm.

– Lập danh sách các câu hỏi được cung cấp trong hướng dẫn này để sử dụng khi bạn kiểm tra các địa điểm.

– Thương lượng hợp đồng cho thuê.

Phần 4: Bán hàng đa kênh

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi