Mở cửa hàng kinh doanh – Phần 7: Thuê nhân viên

0
9205
Liên hệ đặt quảng cáo

Thuê người để giúp bạn mở cửa hàng và hoạt động có thể chiếm một khoản đáng kể trong ngân sách của bạn, vì vậy nếu bạn có thể tự mình làm bất cứ điều gì (hoặc với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè), thì hãy cố gắng tự làm.

Nếu bạn quyết định cần thêm sự giúp đỡ, dưới đây là một số gợi ý về cách để làm điều đó.

Mở cửa hàng kinh doanh - Phần 7: Thuê nhân viên

Khi bắt đầu mở một cửa hàng đi vào hoạt động, bạn có thể sẽ cần phải thuê hai loại: những người sẽ giúp bạn xây dựng nó và những người sẽ giúp bạn vận hành nó.

1. Thuê người để xây dựng cửa hàng

Khi tìm kiếm dịch vụ xây dựng, đặt cược tốt nhất sẽ là người trong mạng lưới quen biết của bạn. Như vậy hiệu quả về chi phí, và bạn sẽ làm việc với những người mà bạn biết và tin tưởng.

Nếu bạn biết bất cứ ai có thể giúp một tay với việc xây dựng và thiết kế của cửa hàng, hãy thử liên lạc và xem nếu bạn có thể đi đến một thỏa thuận.

Trường hợp ví dụ: Phil của The Heritage Kitchen Garden. Anh đã may mắn khi có một người anh là một người thợ xây dựng, vì vậy Phil đã có thể nhận được sự giúp đỡ của anh ấy trong việc thiết lập các quán cà phê.

Phil sử dụng kinh nghiệm của mình trong một dự án quán cà phê mà anh đã làm trong quá khứ, và anh trai của anh cung cấp đầu vào vật liệu xây dựng. Họ đã tự mình làm tất cả mọi thứ với nhau, xây dựng và thiết kế một quán cà phê cổ kính mà Phil (và khách hàng của mình) yêu thích.

Nếu bạn không có quan hệ trực tiếp với các nhà xây dựng và thiết kế, hãy xem bạn có biết bất cứ ai có thể giới thiệu bạn đúng người. Hỏi bạn bè và người thân của bạn những người đã từng xây, sửa nhà hoặc văn phòng công ty của họ và yêu cầu thông tin về các nhà thầu mà họ đã thuê.

Một lựa chọn khác là sử dụng Google để tìm nhà thầu. Đọc đánh giá của họ, nhìn vào các bức ảnh được đăng bởi người sử dụng, và liên hệ với những người bạn thích.

Một số điều bạn nên cân nhắc khi thuê một nhà thầu bao gồm:

– Vị trí

Tốt nhất để chọn một người đã hoàn thành các dự án gần vị trí của cửa hàng của bạn bởi vì họ có khả năng sẽ có đủ kiến thức về các giấy phép và các quy định trong khu vực.

– Giá thầu ước tính

Cẩn thận xem xét từng hồ sơ dự thầu do nhà thầu và kiểm tra xem họ có làm tất cả mọi thứ bạn muốn được thực hiện. Điều này có thể bao gồm thi công, cảnh quan, hệ thống ống nước, cũng như dọn dẹp. So sánh phạm vi của mỗi nhà thầu cùng với giá ước tính của họ, từ đó bạn có thể xác định được giá tốt nhất.

– Các khách hàng cũ

Hãy liên lạc với các khách hàng cũ của họ. Hỏi để xem hình ảnh hoặc thậm chí đến các cửa hàng mà họ đã làm việc trước đó, từ đó bạn có thể có được một cái nhìn vào những gì họ đã làm.

– Giấy phép và chứng nhận

Hãy chắc chắn rằng bạn đang làm việc với một người có tất cả các yêu cầu pháp lý được chấp hành. Yêu cầu giấy phép của nhà thầu cũng như chứng nhận bảo hiểm cho tai nạn lao động, trách nhiệm pháp lý, v.v.

2. Thuê người để vận hành cửa hàng

Nhân viên cửa hàng của bạn cũng quan trọng như các sản phẩm của bạn, nên chọn nhân viên một cách khôn ngoan. Trước khi tìm kiếm nhân viên mới, bạn phải xác định nhu cầu của mình.

Như là, có cần thiết phải thuê nhân viên hoặc bạn có thể tự mình quản lý? Nếu bắt buộc phải thuê, bạn cần thuê bao nhiêu người? Vai trò, giờ làm việc và trách nhiệm của mỗi người như thế nào?

Bạn nên lựa chọn có nhiều ca làm việc thay vì phải thuê nhiều nhân viên.

Theo Retail Doctor Bob Phibbs, các chủ cửa hàng không nên thuê quá nhiều nhân viên bán thời gian. “Trong khi hầu hết các nhà bán lẻ cho rằng họ nên thuê nhiều nhân viên bán thời gian để tối đa hóa sự linh hoạt, mà thường có nghĩa là bạn sẽ có nhiều người lao động đang tách rời với sự thành công của thương hiệu. Đó là bởi vì nếu họ đang làm hai, ba, hoặc bốn công việc một lúc, họ không có thời gian để hòa nhập vào văn hóa của cửa hàng bạn, “ông viết.

Bạn cũng nên phác thảo một mô tả công việc chi tiết nhiệm vụ của nhân viên, cũng như các kỹ năng và năng lực cần thiết cho mỗi vai trò.

Ví dụ, nếu bạn đang tìm kiếm nhân viên bán hàng, bạn có thể xem xét các mô tả công việc mẫu dưới đây và sửa lại nó tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.

Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng:

– Chào đón khách hàng bằng cách chào hỏi họ; cung cấp cho họ sự trợ giúp.

– Đưa khách hàng đến các kệ và quầy; cho họ thấy các mặt hàng.

– Tư vấn cho khách hàng bằng cách cung cấp thông tin về sản phẩm.

– Giúp khách hàng lựa chọn bằng cách xây dựng niềm tin của khách hàng; cung cấp đề xuất và ý kiến.

– Thu thập dữ liệu bán hàng bằng cách tạo hoặc cập nhật hồ sơ khách hàng.

– Xử lý giao dịch, kiểm tra đơn hàng, thanh toán bằng tiền mặt, thẻ hoặc các loại tín dụng khác.

– Gợi ý cho khách hàng các mặt hàng được ưa thích và hàng hóa mà họ có thể quan tâm.

– Góp phần vào nỗ lực của nhóm bằng cách đạt được các kết quả có liên quan khi cần thiết.

Kỹ năng / Trình độ chuyên môn: lắng nghe, dịch vụ khách hàng, bán hàng theo mục tiêu, bán hàng theo nhu cầu của khách hàng, kiến thức sản phẩm, kỹ năng sống, trung thực, kỹ năng tính toán cơ bản, kỹ năng giao tiếp, kiến thức nghề nghiệp.

3. Tìm kiếm đối tượng tiềm năng

Một khi bạn đã đặt ra yêu cầu cho nhân viên của cửa hàng, đó là lúc để bắt đầu tìm kiếm và tuyển chọn các ứng cử viên. Dưới đây là một số lời khuyên về việc làm thế nào để làm điều này.

– Bắt đầu với những người bạn biết

Hãy liên lạc với bạn bè, người thân, và đồng nghiệp để xem nếu họ có thể giới thiệu bất cứ ai phù hợp với cửa hàng của bạn.

Khai thác mạng lưới quan hệ của bạn để tìm sự giới thiệu không chỉ bớt tốn kém, mà nó còn là cách hiệu quả nhất để tìm và giữ các nhân viên tiềm năng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân viên được giới thiệu dễ dàng để tuyển dụng hơn và có tỷ lệ ở lại cao hơn so với các nhân viên đến từ các nguồn khác.

Một lựa chọn khác là gửi tin tuyển dụng của bạn lên các trang web việc làm như Careerlink, Timviecnhanh, Mywork, Vieclam24h… Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng các dịch vụ này là họ có thể đưa tin tuyển dụng của bạn đến hàng ngàn người tìm việc. Một nhược điểm là bạn có thể sẽ nhận được rất nhiều hồ sơ không phù hợp, do đó bạn sẽ cần rất nhiều thời gian (và kiên nhẫn) khi chọn lọc các ứng viên.

4. Phỏng vấn ứng viên

Sau khi xem xét hồ sơ, tạo ra một danh sách ngắn gồm những người có vẻ như phù hợp cho cửa hàng của bạn, sau đó lên lịch phỏng vấn để xác định xem họ có tốt như trong CV.

Có tổ chức và chú ý đến chi tiết. Tạo một danh sách các câu hỏi và ghi chú để bạn có thể đánh giá một cách khách quan mỗi người.

Dưới đây là một số đánh giá mà bạn có thể sử dụng trong các cuộc phỏng vấn của mình.

– Học vấn
– Kinh nghiệm
– Kỹ năng chuyên môn
– Kỹ năng lãnh đạo
– Kỹ năng giao tiếp
– Dịch vụ khách hàng
– Động lực cho công việc
– Kỹ năng giải quyết vấn đề

Và đây là một số lời khuyên để phỏng vấn:

– Đừng chỉ phỏng vấn tại văn phòng, hãy đưa họ đến cửa hàng

Tốt nhất, bạn nên tiến hành các cuộc phỏng vấn tại cửa hàng của bạn, do đó bạn có thể đi với ứng cử viên tại nơi bán hàng và xem cách họ tương tác với hàng hóa, các nhân viên khác, và khách hàng (nếu bạn đã và đang hoạt động).

– Trung thực về công việc

Để các ứng cử viên có một suy nghĩ thực tế của họ về làm việc cho bạn sẽ như thế nào. Hãy nói rõ rằng bạn là một người mới kinh doanh, và trung thực về những đòi hỏi của công việc. Ví dụ, nếu vị trí đòi hỏi rằng các nhân viên mặc đồng phục, hoặc hay phải ở lại muộn, hãy báo trước về nó, như vậy cả hai sẽ thống nhất với nhau.

– Có những người khác trong quá trình phỏng vấn

Có các đối tác kinh doanh hoặc các cố vấn của bạn cùng tiến hành phỏng vấn. Nhà tư vấn kinh doanh Amanda Taylor nói rằng điều này sẽ cho phép bạn để có được cái nhìn đa chiều và đánh giá ứng viên hiệu quả hơn.

“Bạn có thể làm điều này bằng cách tạo ra một đội phỏng vấn,” Taylor nói. “Thông thường, điều này sẽ bao gồm những người mà ứng cử viên này sẽ được tương tác nhiều nhất khi làm việc.”

– Đóng vai

Brian Drescher, một cựu quản lý hoạt động bán lẻ trong ngành công nghiệp thực phẩm và đặc sản, khuyến cáo rằng người phỏng vấn nên đóng vai với các thí sinh bằng cách giả vờ là khách hàng. “Bạn sẽ biết nhiều thêm một chút xem họ có thân thiện hay cách biệt,” ông nói thêm.

Các bước hành động:

Thời gian cần thiết: 1-2 tuần.

Vật liệu: phương tiện ghi chú yêu thích của bạn (điện thoại thông minh, bút và giấy, v.v.), điện thoại, máy tính.

– Liên lạc với các liên hệ cá nhân và trong công việc của bạn. Cho họ biết bạn đang tìm kiếm người để giúp bạn trong việc mở cửa hàng, sau đó yêu cầu giới thiệu.

– Nếu cần thiết, đăng thông tin lên các trang tuyển dụng.

– Đánh giá hồ sơ sau đó sắp xếp các cuộc phỏng vấn với các ứng viên đủ điều kiện.

– Gặp gỡ với các ứng cử viên (tốt nhất là ở cửa hàng) và bắt đầu phỏng vấn. Hãy ghi chú bằng cách sử dụng mẫu đánh giá được cung cấp trong hướng dẫn này.

– Nếu có thể, có những người khác (cố vấn, nhà quản lý, các nhà đầu tư) phỏng vấn các ứng viên, từ đó bạn có thể nhận được những quan điểm khác nhau.

– Đưa ra quyết định dựa trên những thông tin bạn thu thập được sau đó chính thức đưa ra đề nghị cho những người bạn muốn thuê.

Phần 8: Ngày khai trương

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi