Mở cửa hàng kinh doanh sữa bột dành cho trẻ em

1
6690
Liên hệ đặt quảng cáo

Bên cạnh các mặt hàng về thời trang, việc mở cửa hàng kinh doanh sữa bột  cũng đang được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn. Bởi nhu cầu về mặt hàng này khá lớn, khi mật độ dân số gia tăng đây sẽ là cơ hội cho bất cứ ai đang có ý tưởng kinh doanh sữa. Để xây dựng được một cửa hàng hoàn thiện bạn chắc chắn phải trải qua nhiều giai đoạn và phải có kế hoạch rõ ràng. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn mở cửa hàng kinh doanh sữa bột thành công.

Những điều cần lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh sữa bột 

Khảo sát thị trường và cách nhập sữa hiệu quả

Đây được coi là bước cực kỳ quan trọng trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào. Ở đây, sữa bột dành cho trẻ em thường sẽ được các bà mẹ tìm hiểu rất kỹ lưỡng nên bạn phải tìm hiểu xem loại sữa nào đang được các mẹ dùng nhiều.

Khảo sát thị trường để lựa chọn loại sữa bột đang thịnh hành để bán

Tuy nhiên, bạn đừng vội mà nhập cả đống sữa cùng loại về cùng một lúc. Dựa vào bảng khảo sát, bạn hãy nhập những dòng sữa nổi bật, mỗi loại từ 3-5 hộp. Sau một thời gian kinh doanh, bạn thấy dòng sữa nào bán chạy hơn thì mới nhập nhiều về. Cách làm này vừa tiết kiệm chi phí ban đầu, vừa an toàn cho bạn.

Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng kinh doanh sữa bột

Lượng vốn tối thiểu để mở cửa hàng kinh doanh sữa bột tùy thuộc vào tiềm năng của khu vực thị trường của bạn. Tuy nhiên theo tình hình hiện nay thì số vốn ban đầu bạn phải có từ 200-500 triệu đồng. Bao gồm chi phí cụ thể sau:

  • Nhập sữa ban đầu: Mỗi loại từ 3-5 hộp, chi phí cho khoản này sẽ rơi vào 100-150 triệu tùy vào số lượng.
  • Thuê mặt bằng: Mặt bằng chỉ cần rộng 30-50m2, khoảng 5-7 triệu/tháng và thường phải đóng trước 6 tháng (30-42 triệu).
  • Kệ trưng bày sữa, quầy thanh toán: Tùy theo quy mô cửa hàng của bạn, chi phí cho khoản này có thể từ 10-30 triệu.
  • Mua phần mềm quản lý bán hàng, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn: Mẹo hay cho bạn là có thể tìm mua các combo thiết bị bán hàng sẽ giảm được 3-5 triệu, nếu mua giá lẻ từng loại thì chi phí này sẽ mất 13-16 triệu đồng.

Ngoài các khoản chi ban đầu, bạn cần phải mất chi phí làm giấy phép kinh doanh và phải nộp các loại thuế theo quy định như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập không thường xuyên.

Nhập sữa ở đâu

Thứ nhất, bạn có thể nhập sữa của các nhà phân phối khu vực bạn đang ở hoặc từ các công ty sữa lớn. Hầu hết các khu vực đều có nhà phân phối độc quyền, nhà phân phối này chính là đại lý ủy quyền của công ty. Theo cách này bạn sẽ phải cam kết số lượng mỗi lần lấy hàng (thường là nhiều), nhưng có mức chiết khấu cao hơn.

Nhập sữa bột trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc đại lý phân phối

Thứ hai, bạn có thể nhập hàng của đại lý trung gian. Cách này thì thuận lợi hơn nếu bạn đang có vốn ít, không bắt buộc số lượng sữa mỗi lần là bao nhiêu, nên bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề tồn đọng hàng, thiếu vốn. 

Trên đây là hai cách bạn có thể tham khảo để nhập sữa khi bạn mở cửa hàng kinh doanh sữa bột.

Các dòng sữa bạn nên lựa chọn

Hiện nay, có rất nhiều loại sữa đang được bán trên thị trường, bạn có thể dựa vào bảng khảo sát thị trường của mình để lựa chọn. Ví dụ hiện nay có các dòng sữa như Dielac của Vinamilk, Friso gold, Enfa a+, Abbott là những cái tên tiêu biểu về lượng tiêu thụ. Nếu bạn mở cửa hàng có quy mô lớn, bạn có thể nhập các dòng sữa ngoại như sữa Glico số 0 của Nhật, sữa Nan của Nga, sữa Meiji số 9 của Nhật,…

Các thủ tục pháp lý khi bạn mở cửa hàng kinh doanh sữa bột

Mở cửa hàng kinh doanh sữa bột cũng giống như bạn mở một cửa hàng kinh doanh bất cứ ngành nghề nào bạn đều phải đăng ký kinh doanh. Với lĩnh vực này, bạn có thể lựa chọn hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể, có ngành nghề: Kinh doanh sữa bột dành cho trẻ em theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Đồng thời, với các dòng sữa ngoại bạn nhập từ nước ngoài về hoặc bạn tự sản xuất ở trong nước thì bạn đều phải làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Do đó, để hoạt động một cách công khai, minh bạch thì bạn cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. 

Xem thêm: Thủ tục pháp lý cần làm khi kinh doanh tại Việt Nam

Mẹo nhỏ khi bạn trưng bày sản phẩm sữa tại cửa hàng 

Một cửa hàng sữa bắt mắt thì chắc chắn không thể không kể đến cách trang trí, bày biện sao cho phù hợp. Chúng mình cùng tham khảo cách trưng bày sản phẩm theo hai nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Thương hiệu lớn để bên trong; thương hiệu mới để bên ngoài

Theo nguyên tắc thị trường, lượng sữa bán nhiều sẽ có chiết khấu thấp. Bởi các dòng sữa bán chạy thường là các dòng sữa lớn, phải chạy quảng cáo, truyền thông nhiều nên họ tốn nhiều chi phí dẫn đến chiết khấu cho cửa hàng thấp.

Mẹo bày trí sữa để tăng doanh thu

Còn các thương hiệu sữa mới, hầu như họ sẽ không mất quá nhiều chi phí cho hoạt động quảng cáo mà họ sẽ tập trung vào hoạt động xúc tiến thương mại tại các cửa hàng. Để chủ cửa hàng cũng như nhân viên của họ sẽ điều hướng nhu cầu cho khách hàng về dòng sản phẩm mới. Như vậy, sẽ tạo cho cửa hàng có mức thu nhập cao hơn.

Nguyên tắc thứ hai: Chọn quầy và kệ sáng màu với mặt tiền dưới 4 mét

Đối với cửa hàng có mặt tiền nhỏ từ 4m trở xuống thì hãy chọn quầy và kệ màu sáng.

Với mặt tiền dưới 4m, cửa hàng sẽ trông khá nhỏ. Để tạo điểm nhấn cho cửa hàng thì bạn nên chọn tông màu sáng để giúp cửa hàng của bạn thêm bắt mắt và nổi bật hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về mở cửa hàng sữa bột dành cho trẻ em sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong bước đầu triển khai ý tưởng kinh doanh. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan: Mở cửa hàng đồ chơi trẻ em thời nay cần những gì?

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi