Mở hiệu thuốc tây có khó không? Cần chuẩn bị những gì?

0
6542
Liên hệ đặt quảng cáo

Ở một đất nước hơn 96 triệu dân, thị trường bán lẻ được cho là tiềm năng với tất cả các mặt hàng. Trong đó đặc biệt nhất là ngành dược phẩm với thói quen chữa trị của số đông người Việt: đến nhà thuốc rồi mới đến bệnh viện. Nắm bắt tâm lý, hiểu được thói quen này, hàng loạt các hiệu thuốc tư nhân mọc lên để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu bạn cũng quan tâm và đang có ý định mở hiệu thuốc tây, bài viết sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình chuẩn bị. Hãy cùng theo dõi nhé!

Mở hiệu thuốc tây khó hay không khó?

Đây có lẽ là câu hỏi mang tính phân hóa khá cao, bởi đặc thù ngành kinh doanh dược không giống với những ngành buôn bán khác. Cụ thể nằm ở điều kiện ràng buộc đối với chủ thể đăng ký kinh doanh:

  • Phải là người có bằng cấp về ngành dược (bằng đại học, cao đẳng, trung cấp hay chứng chỉ dược tùy vào quy mô, loại hình kinh doanh).
  • Phải đủ thời gian hành nghề dược theo quy định (tối thiểu 18 tháng).

Do đó sẽ không khó với chủ thể tích lũy đủ 2 điều kiện trên. Còn khó với người thiếu 1 hoặc cả 2 điều kiện. Lúc này, nếu vẫn muốn mở quầy thuốc bạn sẽ cần phải học, tích lũy đủ kinh nghiệm trong thời gian yêu cầu. Hoặc thuê người đáp ứng đủ các điều kiện để đứng tên đăng ký kinh doanh.

Chia sẻ kinh nghiệm mở hiệu thuốc tây tại Việt Nam

Khi mở quầy thuốc tây cần lưu ý chuẩn bị những gì?

Đặt trong trường hợp chủ thể đăng ký đã có đủ điều kiện kinh doanh hoặc thuê được người đại diện cho mình. Lúc này để bắt tay vào mở hiệu thuốc bạn sẽ cần chuẩn bị 6 mục sau: 

#1. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý cần thiết

Đây là điều bắt buộc và cần chuẩn bị trước tiên để bước chân vào buôn bán dược phẩm. Bạn sẽ cần xin/ có đủ các giấy phép sau:

  • Chứng chỉ hành nghề dược (Sở Y tế cấp).
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm (Sở Y tế cấp).
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh dược phẩm (Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc UBND cấp).

#2. Lựa chọn địa điểm mở hiệu thuốc tây

Công việc tiếp theo trong thời gian chờ các giấy tờ pháp lý được thông qua đó là tìm kiếm địa điểm đặt nhà thuốc. Bởi thói quen nhắc tới lúc đầu của người Việt mà bạn sẽ dễ dàng hơn khi lựa chọn điểm mở quầy thuốc. Chỉ cần dựa vào các tiêu chí:

  • Ít đối thủ, bán kính 0.5 – 1km mà chưa có nhà thuốc nào thì bạn nên khoanh vùng để tìm kiếm.
  • Nhiều cư dân, ưu tiên khu vực trong bán kính có nhiều dân sinh sống, đặc biệt nơi đó có đông người già và trẻ nhỏ – đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
  • Gần bệnh viện, phòng khám hoặc các ngã giao đường.

Chi phí thuê địa điểm sẽ giao động từ 3 – 4 triệu/tháng ở nông thôn, trên 5 triệu/tháng với điểm thuê ở thành phố (điểm càng trung tâm giá thuê sẽ càng cao, thậm chí có thể lên tới 30 – 40 triệu đồng/tháng).

#3. Mua sắm trang thiết bị, vật tư

Mục thứ ba bạn cần trang hoàng cho hiệu thuốc của mình những chiếc tủ kính liền tường để trưng bày thuốc và sắp xếp thuốc theo từng loại riêng. Đồng thời sắm thêm khay đếm thuốc, túi đựng thuốc, lắp thêm điều hòa để bảo quản thuốc trong nhiệt độ phù hợp với quy định. Và đừng quên đáp ứng tốt các yêu cầu về phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

Mở hiệu thuốc tây cần chuẩn bị đầy đủ về pháp lý, địa điểm, vốn, trang thiết bị, nguồn nhập và thuê nhân viên 

#4. Tìm kiếm nguồn nhập thuốc chuẩn

Vì đặc thù của sản phẩm kinh doanh là thuốc chữa trị cho con người, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người dùng. Do đó tiêu chuẩn chất lượng thuốc cần đặt lên hàng đầu khi lựa chọn nguồn nhập. Hiện nay có 3 nguồn nhập phổ biến bạn có thể tham khảo:

  • Nhập trực tiếp từ nhà sản xuất thuốc: An toàn nhất nhưng giá thường cao và nhiều thủ tục, điều kiện.
  • Nhập qua đại lý cấp 1: Giá chiết khấu ổn hơn, trình dược viên sẽ tìm đến bạn để giới thiệu hoặc bạn chủ động tìm đến họ.
  • Nhập từ chợ sỉ thuốc: Giá mềm nhất nhưng chất lượng cần kiểm soát chặt trước khi nhập.

Nếu có vốn nhỏ bạn nên nhập về những loại thuốc cơ bản điều trị các bệnh phổ biến như đau đầu, sổ mũi, đau bụng, đau lưng, đau mắt, say xe… Còn với khoản vốn dồi dào hơn bạn nên nhập đa dạng các loại thuốc để đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu người bệnh. Chi phí nhập thuốc cho cửa hiệu mới rơi vào khoảng 70 triệu trở lên.

#5. Tuyển nhân viên bán hàng là dược sĩ

Bạn nên tuyển thêm nhân viên bán hàng thay bạn những lúc đi vắng hoặc có thể đỡ bạn công việc trong ngày. Tuy nhiên người bạn tuyển không được tùy ý mà cần phải có bằng dược sĩ từ trung cấp trở lên. Khi vào làm bạn có thể đào tạo thêm cho nhân viên về kỹ năng bán hàng cũng như cách sắp xếp thuốc tại hiệu của bạn. Tùy vào nhu cầu mà bạn sẽ tuyển số lượng dược sĩ phù hợp.

#6. Đầu tư phần mềm quản lý bán hàng (nếu cần)

Nếu bạn dự định mở hiệu thuốc tây quy mô vừa và lớn, có từ 3 – 4 nhân viên trở lên; hoặc bạn mở ra nhưng không trực tiếp quản lý, việc đầu tư phần mềm bán hàng là cần thiết. Chưa kể với lượng thuốc lớn, xuất/ nhập mỗi ngày sẽ làm bạn khó kiểm soát số lượng, loại thuốc và hạn sử dụng từng loại,… Do vậy, bạn có thể cân nhắc mua phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ trong kinh doanh.

Trên đây là một số kinh nghiệm mở hiệu thuốc tây được Chia sẻ kiến thức hay tổng hợp và gửi tới bạn qua bài viết. Chúc các bạn có những bước khởi đầu thuận lợi và may mắn! 

Có thể bạn quan tâm:Công bố sản phẩm và những điều cần biết khi lưu hành sản phẩm tại Việt Nam

 
Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi