Tài chính cá nhân và 5 nguyên tắc để kiểm soát tương lai tài chính

0
6669
Liên hệ đặt quảng cáo

Bạn có đồng ý với tôi rằng: “Đa phần các gia đình ở Việt Nam thường hạn chế nhắc đến vấn đề tiền nong với con cái, nhất là khi còn trẻ? Nếu được cầm tiền thì việc chi tiêu thế nào cũng bị kiểm soát cho đến khi bạn lên đại học hoặc tự kiếm được tiền?”.

Bởi vậy mà “cảm xúc với tiền” của nhiều bạn không cao, cũng không biết cách quản lý tiền sớm. Do đó để có thể kiểm soát được tương lai tài chính, có được sức khỏe tài chính tốt trước tuổi 35, bạn hãy bỏ túi ngay 5 nguyên tắc về tài chính cá nhân sau đây.

Nguyên tắc 1: Xây dựng cảm xúc về tiền bằng việc nghĩ và học cách nói về tiền

Nguyên nhân quan trọng khiến bạn dù kiếm được nhiều tiền mà cuối tháng vẫn… rỗng túi là do chưa có cái nhìn đúng về tiền và làm chủ số tiền của mình. Nhiều người còn có tâm lý áp lực, sợ hãi khi nghĩ về tiền và lảng tránh khi đề cập tới.

Học cách nghĩ về tiền và nói về tiền một cách tích cực

Bởi vậy để bắt đầu kiểm soát tài chính cá nhân bạn cần thay đổi cách nghĩ, thái độ của bạn về tiền. Bằng cách đặt ra những câu hỏi: “Tôi đang cảm thấy thế nào về tiền? Tôi có thể kiếm được số tiền mong ước trong bao lâu, bằng cách nào, từ những nguồn thu nào?,…” 

Tiếp đó tìm đến những chuyên gia về tài chính hoặc chia sẻ với người thân về quan điểm tài chính của mình, cho họ biết cảm xúc, suy nghĩ của mình về chúng và bàn luận. Đừng lo sợ người khác sẽ nghĩ mình ham tiền, trọng vật chất vì đó là việc nên làm.

Sau cùng tin rằng mình có thể kiểm soát và sử dụng số tiền đó một cách khoa học, thông minh và vui vẻ khi nghĩ về.

Nguyên tắc 2: Đừng tiêu quá tay, hãy chi tiêu thấp hơn mức thu nhập

Đa phần người rỗng túi cuối tháng là những người đã vi phạm nguyên tắc số 2. Mặc dù họ biết được mức thu nhập, biết được số tiền tối đa không được vượt qua nhưng thực tế lại không kiểm soát được do thói quen “vung tay quá đà”, chi tiêu theo cảm xúc. Việc chi tiêu ít hơn, tăng khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn có được một khoản kha khá cho những tình huống bất ngờ hoặc đầu tư sinh lời.

Lời khuyên: Hãy mặc định khả năng chi tiêu của bạn thấp hơn thực tế và thay đổi lối sống phù hợp với mức mặc định đó. Bạn có thể lựa những món đồ thiết yếu thay vì những món đồ xa hoa, không cần thiết chỉ để thỏa mãn bản thân. Đồng thời tìm thêm các nguồn thu nhập khác để tăng “đầu vào”.

Kiểm soát các khoản chi tiêu nằm dưới mức thu nhập của mình

Nguyên tắc 3: Quản lý tài chính cá nhân bằng cách ưu tiên tiết kiệm

Nhiều người có thói quen chi tiêu hả hê, số tiền còn lại bao nhiêu mới dành cho tiết kiệm. Và đây chính là nguyên nhân khiến quỹ dự phòng, tiết kiệm của bạn ngày càng vơi đi. Theo nguyên tắc này bạn sẽ dành ra số tiền khoảng 20% thu nhập hàng tháng ngay sau khi có lương, số tiền còn lại mới dành cho chi tiêu. Cụ thể:

  • Trước kia: Số tiền cuối cùng = Số tiền Tiết kiệm = Thu nhập – Chi tiêu
  • Ngày nay: Số tiền cuối cùng = Số tiền Chi tiêu = Thu nhập – Tiết kiệm

Trong quá trình thực hiện bạn cũng nên đa dạng hóa các quỹ tiết kiệm với các mục đích khác nhau như chia phần nào cho đầu tư dài hạn (hưu trí, chữa bệnh), phần nào để đầu tư ngắn hạn (mua xe, mua quần áo,…). Bạn cũng có thể tránh việc chi tiêu quá tay bằng cách cài đặt chế độ tự trừ tài khoản lương chuyển sang tài khoản tiết kiệm của bạn.

Nguyên tắc 4: Khiến tiền đẻ ra tiền từ những khoản đầu tư, tăng nguồn tài chính cá nhân

Khi bạn đã có một khoản tiết kiệm nhất định, đầu tư là cách để bạn khiến chúng “sinh sôi nảy nở” cho bạn. Hãy tìm kiếm nguồn đầu tư phù hợp với số tiền bạn có hiện tại. Đừng nghĩ phải có vốn lớn mới đầu tư được. Hiện nay có nhiều cách mà bạn có thể tham khảo như: mua vàng, cho vay trực tiếp, trả hết nợ để không kéo dài lãi, chứng chỉ tiền gửi, đầu tư cổ phiếu, mua cổ phần của công ty nhỏ,… Cuối cùng là đầu tư cho bản thân, tăng kỹ năng, hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân và các lĩnh vực mong muốn để tăng giá trị bản thân,

Nguyên tắc 5: Kiểm soát cảm xúc để kiểm soát được tiền

Theo nhiều nghiên cứu được đưa ra kèm theo thực tế chứng minh yếu tố tâm lý, cảm xúc có sự ảnh hưởng nhất định đến tiền bạc. Việc bạn quyết định mua sản phẩm này hay không nhiều khi không nằm ở số tiền bạn đang có mà nằm ở cảm xúc hiện tại của bạn như thế nào.

Quyết định vung tiền nhiều khi không nằm ở lý trí mà nằm ở cảm xúc hiện tại của bạn như thế nào.

Theo thống kê, bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn khi căng thẳng, stress hoặc khi bắt gặp một món đồ yêu thích bất kể bạn không đủ khả năng chi trả. Hoặc bạn sẽ thường trả món nợ có lãi thấp trước, lãi cao sau. Dù biết trả món nợ có khoản lãi cao sẽ bớt được gánh nặng nhưng trả món nợ nhỏ lại dễ dàng hơn, trả xong lại có động lực trả tiếp.

Để kiểm soát được cảm xúc và có những quyết định “khách quan” về tài chính cá nhân bạn có thể thử các biện pháp như:

  • Tránh xem quảng cáo, ngăn sự cám dỗ của các quảng cáo về những món đồ bạn yêu thích.
  • Tự đấu tranh tâm lý trước khi mua một món đồ nào đó. Không vội mua luôn mà hãy cho chúng vào danh sách, cân nhắc đến mức độ quan trọng và cần thiết của chúng. Nếu chỉ là món đồ theo sở thích nhất thời hãy gạch tên và quên chúng đi.
  • Thiết lập hệ thống tiết kiệm tự động, chỉ để một khoản chi tiêu nhất định và sử dụng trong khoản đó.

Kết luận

Quản lý tài chính cá nhân là một trong những bí quyết làm giàu của các đại gia, tỷ phú. Đó cũng là cách để bạn kiểm soát được “sức khỏe tài chính”, hướng dòng tiền đến đúng nơi và thực hiện hóa mục tiêu tự do tài chính của mình.

Đọc tiếp: “Tiền bạc và 6 sai lầm của người trẻ”

 

 

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi