Chia sẻ bí quyết đề nghị tăng lương thành công

0
3438
Liên hệ đặt quảng cáo

Khi bạn không đủ khả năng mở một cửa hàng, một doanh nghiệp mà là một nhân viên của một đơn vị nào đó thì thu nhập của bạn sẽ dựa vào mức lương hàng tháng. Vì vậy khi cuộc sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu tăng lương cũng ngày càng trở nên cấp thiết.

Tuy nhiên để được tăng lương không phải dễ, điều quan trọng bạn phải tự đánh giá được năng lực và hiệu quả công việc của chính bản thân mình, từ đó mới chuẩn bị và tiếp cận thật khéo léo lên cấp trên. Hãy cùng Chiasekienthuchay.com tham khảo các bí quyết sau đây để có được mức lương mà bạn đang mong muốn.

1. Đánh giá chính xác giá trị của bản thân

Mỗi một nhân viên trong công ty đều được trả lương để đảm nhiệm một vị trí, thực hiện một nhiệm vụ. Bạn cũng vậy và đã đến lúc bạn cần nhìn nhận xem mình đã hoàn thành tốt vị trí, nhiệm vụ của mình hay chưa, hoàn thành tốt đến đâu, có những điểm mạnh gì. Những điều này sẽ là bằng chứng để bạn có thể thuyết phục sếp trong đề nghị tăng lương. Chính bạn phải tự tin vào năng lực của bản thân thì người khác mới thấy được khả năng của bạn.

Chia sẻ bí quyết đề nghị tăng lương thành công

2. Nhiệt tình nhận thêm công việc

Khi đã hoàn thành công việc được giao, bạn cần thể hiện sự nhiệt huyết của bản thân bằng việc tận dụng thời gian rảnh còn lại để đảm nhiệm thêm một công việc nào đó mà công ty đang thiếu người thực hiện. Hãy chủ động tìm việc và đề nghị được giao những việc trong tầm tay bạn có thể giải quyết. Hay kể cả những công việc mới bạn cũng có thể thử khám phá và thực hiện để hoàn thành ngày một tốt hơn.

Lúc này sếp sẽ nhận thấy khả năng của bạn, đánh giá bạn là một người đa năng và ham học hỏi. Hãy tiếp tục làm tốt công việc hiện tại và công việc mới vài tháng trước khi đưa ra đề xuất tăng lương. Có như vậy khi nhận đề nghị tăng lương của bạn, sếp mới hoàn toàn hài lòng và vui vẻ phê duyệt bởi bạn rất xứng đáng.

3. Liệt kê những thành tích đạt được

Sau khi đã đạt được những thành tích nhất định, bạn hãy thu thập các tài liệu để chứng minh những thành tích đó và trình bày một cách cụ thể, khoa học. Có như vậy sếp mới thấy rõ được những đóng góp của bạn và giá trị của bạn đối với hoạt động của công ty. Chẳng hạn khi bạn hoàn thành một dự án, mang lại lợi nhuận hay những sáng kiến có ích và được khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên khen ngợi thì hãy trình bày lên để sếp nhận thấy giá trị của bạn một cách khách quan, thực tế.

4. Thiết lập mối quan hệ tốt với đồng nghiệp

Việc tăng lương đôi khi không chỉ ở quyết định của sếp mà còn ở những đồng nghiệp xung quanh bạn. Sếp sẽ tham khảo những ý kiến, nhận xét từ đồng nghiệp của bạn trước khi quyết định tăng lương. Vì vậy song song với hoàn thành tốt công việc bạn cần phải tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp trong công ty để có được những nhận xét tích cực, làm tăng khả năng tăng lương.

5. Khảo sát mức lương trung bình trong công ty

Trước khi đề nghị tăng lương bạn cần khảo sát mức lương trung bình của các nhân viên trong công ty. Bạn sẽ được tăng lương dễ dàng hơn khi mức lương hiện tại của bạn đang thấp. Bạn phải làm thế nào để sếp hiểu rằng bạn nhận thức được giá trị của mình, nhận thức được mức lương mà bạn xứng đáng và bạn sẵn sàng tìm công việc khác có mức lương phù hợp hơn.

Cụ thể hãy tìm hiểu những người đang làm cùng lĩnh vực, cấp bậc và so sánh với mình. Sau đó tìm hiểu về chính sách lương của công ty xem mình đã đủ các điều kiện để tăng lương chưa. Những thông tin này sẽ giúp bạn có sức mạnh để thương lượng, đàm phán.

6. Lựa chọn thời điểm thích hợp

Thời điểm là yếu tố rất quan trọng. Bạn phải xác định được công ty của bạn có kinh doanh thành công hay không và có kế hoạch tăng lương cho nhân viên không. Thông thường thời điểm tốt nhất để để thị tăng lương là sau khi bạn vừa hoàn thành tốt một dự án hoặc công việc khó khăn nào đó. Tuy nhiên cần phải đảm bảo rằng sếp của bạn đang không bù đầu với những khó khăn trong công việc. Bởi lương bổng, tiền bạc là vấn đề tế nhị nên bạn cần nói vào lúc sếp thoải mái nhất. Có như vậy những ấn tượng tốt về bạn mới trở thành lợi thế để thuyết phục sếp.

7. Đàm phán cở mở, lịch sự

Hãy giữ tác phong cởi mở và lịch sự khi nói chuyện với sếp về việc tăng lương. Lúc này bạn không được sợ hãi bởi sợ hãi sẽ làm bạn quên hết những gì đã chuẩn bị. Hãy bắt đầu về những điều bạn đã đóng góp cho công ty, sau đó có thể kết thúc bằng câu như ‘Anh/chị có nghĩ tăng lương lúc này cho em là hợp lý không ạ?”

Nên nhớ tuyệt đối không nói về những điều tiêu cực như nghỉ việc nếu không được đáp ứng đề nghị tăng lương.

8. Đề nghị mức tăng lương hợp lý

Làm thế nào để được phê duyệt tăng lương là một vấn đề và mức tăng lương thế nào hợp lý cũng là một vấn đề cần phải suy xét rất kỹ lưỡng. Mức lương hợp lý là mức phù hợp với khả năng chi trả của công ty đồng thời đáp ứng được mong muốn của bạn.

Một bí quyết khá hay đó là khi bạn xác định được mình mong muốn được tăng 10% lương thì hãy đề nghị lên 15% để sau đó đàm phán dần xuống mức mong muốn.

Hiện nay trên thị trường lao động Việt Nam, tình trạng cạnh tranh vô cùng gay gắt và vì vậy để được tăng lương, bạn cần phải có một nước cờ thật chắc chắn. Hy vọng rằng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn thành công trong đợt tăng lương sắp tới!

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi