Bí quyết chọn mặt bằng kinh doanh lý tưởng nhất

0
4444
Liên hệ đặt quảng cáo

Mặt bằng kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc kinh doanh có thành công hay không. Nhà đầu tư sẽ phải kỹ lưỡng trong việc tìm kiếm, chọn lọc và phải tuân thủ những nguyên tắc khắt khe trong đàm phán, ký kết hợp đồng. Cụ thể như sau:

1. Khảo sát vị trí, địa điểm thuê mặt bằng kinh doanh

Nếu như ngay từ đầu bạn chỉ chăm chăm chọn địa điểm thuê có giá càng rẻ càng tốt và vội vàng ký hợp đồng thuê rồi mới thiết lập việc kinh doanh thì rủi ro dẫn đến thất bạn có thể sẽ lên đến 80%.

Bạn cần phải nhận thức được một điều rằng rẻ chỉ là một phần, quan trọng là phải phù hợp. Vậy phù hợp có nghĩa là gì? Đó là địa điểm đó phải có khách hàng tiềm năng của bạn luôn hiện diện và họ có đủ khả năng chi trả. Chọn sai mặt bằng không hẳn là lý do hoàn toàn dẫn đến thất bại trong kinh doanh nhưng chính là một trong những lý do quan trọng nhất, tác động đến các yếu tố khác.

2. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp

Sau khi đã khảo sát các vị trí thuê mặt bằng, bạn cần tổng hợp lại các thông tin một cách tỉ mỉ, chi tiết. Nhất là các thông tin về nhân khẩu học, về đối thủ cạnh tranh và về sản phẩm của bạn. Đây chính là khảo sát nghiên cứu thị trường, là bước quan trọng mà các doanh nghiệp bán lẻ chuyên nghiệp không thể bỏ qua. Dù nguồn lực tài chính của bạn hạn chế thì bạn cũng cần phải bỏ thời gian nhiều hơn cho giai đoạn này để hạn ché rủi ro đến mức thấp nhất trong quá trình bắt tay kinh doanh thực tế.

3. Sàng lọc mặt bằng kinh doanh

Bạn cần phải tìm kiếm các thông tin về giao dịch bất động sản phù hợp với ngân sách bạn đang có và loại hình kinh doanh. Các thông tin này có thể thu thập qua các trang web, báo chí, môi giới hoặc trực tiếp tìm đến các chủ nhà và hỏi… Lúc này bạn cần phải đưa ra những tiêu chí cụ thể để sàng lọc như diện tích bao nhiêu, số lượng khách hàng của bạn là bao nhiêu người, ngân sách của bạn có bao nhiêu, vị trí nào phù hợp với chiến lược kinh doanh… Từ đó sàng lọc bỏ đi những thông tin không cần thiết.

4. Tuân thủ các nguyên tắc trong đàm phán, thương lượng

Trong đàm phán, thương lượng để đi đến ký kết hợp đồng, bạn cần phải ghi nhớ nguyên tắc dành thời gian đôi co một chút. Có nghĩa là đừng vội chấp nhận giá chủ nhà giao mà hãy thương lượng. Nếu bạn chấp nhận sớm có thể chủ nhà sẽ cảm thấy họ bị hớ và có thể sẽ ngừng giao dịch và chắc chắn khi thương lượng bạn sẽ chỉ phải trả giá thấp hơn hoặc bằng giá chủ nhà mời chào.

Nguyên tắc tiếp theo đó là triết lý “đôi bên cùng thắng”. Bởi nếu khi hợp đồng kết thúc mà chủ nhà không đồng ý ký thêm thì bạn sẽ gặp trở ngại rất lớn do việc kinh doanh sau một thời gian đã ổn định và đã có khách quen lui tới. Vì vậy hãy tạo cho chủ nhà những lợi ích thỏa đáng để họ sẽ lại tiếp tục cho thuê mặt bằng bạn đang kinh doanh thuận lợi.

Một lưu ý rất quan trọng đó là hãy thật tỉnh táo, không để cảm xúc quá cao khi lựa chọn mặt bằng. Nếu vượt quá ngân sách cho phép hay không phù hợp với chiến lược kinh doanh thì hãy từ bỏ và tìm mặt bằng khác.

5. Soạn thảo hợp đồng cẩn thận

Sau khi thương lượng xong xuôi, hai bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng dựa trên những điều đã thương lượng. Khi soạn thảo hợp đồng bạn phải lưu ý 7 điểm không thể thiếu sót, đó là giá thuê, diện tích thuê, thời gian thuê, tiền đặt cọc, ngày bàn giao, tình trạng mặt bằng lúc bàn giao và chính sách tăng giá hàng năm.

Hợp đồng cần phải công chứng hợp lệ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bất kỳ phòng công chứng tư nào. Việc công chứng sẽ giúp bạn khẳng định chắc chắn người cho thuê có thật sự là chủ của mặt bằng đó hay không.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài khi muốn tham gia thị trường Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn trong việc lựa chọn và thuê mặt bằng. Lúc này bạn nên tìm đến các công ty tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng và thuận lợi nhất.

 

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi