Bỏ ngay những suy nghĩ này nếu như không muốn thất bại trong kinh doanh

0
3313
Liên hệ đặt quảng cáo

Liệu có lúc nào bạn suy nghĩ vì sao cũng cùng một loại hình kinh doanh, quy mô công ty, mà người khác thành công duy chỉ bạn thất bại? Có gì khúc mắc trong chiến lược kinh doanh của chính bạn? bạn không có được vốn? Khách hàng của bạn không mặn mà với sản phẩm của bạn? Đối thủ cạnh tranh mạnh hơn bạn?…. Một phần chắc chắn ở chính suy nghĩ của những người kinh doanh như bạn đang có sự sai lệch. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này để tự mình điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh nhé.

Tự tin khi có vốn trong tay nhưng thiếu kinh nghiệm

Đừng bao giờ có suy nghĩ khi nắm trong tay nhiều vốn đồng nghĩa bạn có quyền tự cao, điều đó sẽ giết chết doanh nghiệp khi bạn bắt đầu kinh doanh. Vì vốn chỉ là một phần yếu tố duy trì, giữ nhân viên, còn cái để bạn có thể phát triển và thành công chính là kinh nghiệm mà bạn có được.

Bỏ ngay những suy nghĩ này nếu như không muốn thất bại trong kinh doanh

Không có kinh nghiệm, bạn sẽ không biết cách tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư của mình, thuê những nhân viên giỏi nhất để rồi đến lúc bạn không đủ khả năng chi trả cho họ, không thể cân bằng và điều chỉnh các chi phí trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến hiện tượng thâm hụt nặng nề.

Có thể nói rằng một dự án kinh doanh thiếu vốn trầm trọng, hoặc với một số vốn cỏn con, cũng có thể mang lại thành công cho bạn nếu như bạn có được một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Vì bạn nên nhớ những nhà đầu tư, họ luôn sẵn sàng bỏ vốn của họ vào với dự án của bạn nếu như họ tìm thấy ở đó sự khả thi, tính thực tế và thành công cao.

Luôn suy nghĩ đến việc chớp thời cơ, tiến hành nhanh chóng

Bạn nên biết rằng việc nắm lấy cơ hội để kinh doanh nó khác hoàn toàn với việc kinh doanh nóng vội để rồi bất chấp mọi việc đúng sai. Chính vì vậy nhiều khi cơ hội mà bạn thấy đó lại chính là một cái bẫy hoàn hảo để bạn bị nhấn chìm. Đừng nghĩ rằng kinh doanh là việc hôm nay bỏ vốn và đòi hỏi ngay lợi nhuận vào ngày mai, như thế bạn đang quá xa rời thực tế mà kinh doanh là một lĩnh vực ấy thực tế làm nền tảng và cơ sở, thì dĩ nhiên bạn sẽ không thể thành công.

Đó cũng chính là một sự khác biệt giữa người lãnh đạo và nhân viên của mình. Nhân viên tìm về cho bạn cơ hội tuy nhiên người sẽ phân tích và tiến hành những quy trình để biến cơ hội đó thành tiềm năng có tính thực tế và khả thi thành công lại chính là cái đầu và quyết định của bạn.

Luôn đôi co thiệt hơn với đối thủ

Chắc chắn việc làm này không chỉ làm bạn mất thời gian mà còn dẫn đến những hệ quả không hề tốt khác cho doanh nghiệp. Một người chi luôn soi xét sự thành công của người khác để rồi ganh tỵ, chơi xấu họ, thì liệu có thể làm nên việc gì cho chính mình? thay vào thái độ đó, tại sao bạn không tạo cho mình một cơ hội để nhân đó học hỏi họ, tiếp xúc và có được những kinh nghiệm kinh doanh bổ ích, đừng bao giờ ngại cúi mình trước những người thành công.

Vì thế nên đừng mất thời gian quý báu của bạn vào việc ganh tỵ họ, mà hãy dành thời gian đó, nghĩ ra những chiến lược thông minh cho công ty mình để cũng được như họ.

Kinh doanh lần đầu để học hỏi kinh nghiệm

Một suy nghĩ rất tiêu cực đối với những ai sẽ và chuẩn bị có ý tưởng kinh doanh, thậm chí đang điều hành doanh nghiệp. Vì khi đã quyết định đầu tư kinh doanh vào một mảng lĩnh vực nào đó, hãy nhớ rằng bạn đang tiêu tốn tiền vốn, thời gian, chất xám nên hãy thực sự nghiêm túc và có trách nhiệm với nó. Đừng chỉ suy nghĩ mình kinh doanh thất bại lần này để lấy kinh nghiệm cho lần sau, nên làm thế nào cũng được.

Không ai có thể biết trước được mình sẽ kinh doanh thất bại hay thành công, nhưng cần xác lập cho mình những tư tưởng, kế hoạch cụ thể và nghiêm túc khi tiến hành công việc này. Từ việc quy trình thủ tục pháp lý cần thiết, đến những chiến lược quảng cáo, tìm kiếm nhân sự, cơ sở vật chất…..đều phải được lập kế hoạch ngay từ đầu.

Không yêu sản phẩm của mình

Đây chính là lúc mà một nhà kinh doanh chưa thể xác định được mảng lĩnh vực họ muốn đầu tư và đang đổ vốn một cách vô thức. Lúc này yếu tố bạn thiếu chính là niềm đam mê, không có niềm đam mê trong chính công việc của mình thì thử hỏi sao bạn có thể nỗ lực hết mình với “đứa con” đó và thành công dĩ nhiên sẽ không gõ cửa.

Làm việc theo cảm hứng

Bạn là một nhà kinh doanh, đâu phải một nghệ sỹ, nên việc làm việc theo cảm hứng chính là một trong những điều kiêng kỵ với bạn. Đừng để những lời có cánh của người ngoài về một thế mạnh nào đó của bạn, rồi cho rằng mình có thể khởi nghiệp và bắt đầu chạy tìm nguồn vốn, mở công ty rồi đón nhận sự thất bại. Hãy nhớ rằng, kinh doanh thực sự là một chiến trường khốc liệt và nếu như bạn không chuẩn bị cho mình sự bảo vệ tốt nhất thì sẽ bị nhấn chìm ngay khi mới ra trận.

Tham vọng quá lớn

Một số người cho rằng kinh doanh với tham vọng lớn thì sẽ giúp mình có mục tiêu và động lực để cố gắng, nhưng đừng đồng nhất suy nghĩ đó với những chiến lược thực tế của bạn. Vì tham vọng lớn sẽ khiến một nhà quản lý đề ra mục tiêu quá lớn mà không màng đến việc thực lực của doanh nghiệp mình đang đứng ở vị trí nào. Một cách làm xa rời thực tế sẽ không bao giờ mang lại cho bạn hiệu quả.

Quyết tâm thực hiện cho dù đã được cảnh báo nguy cơ

Sự quyết tâm không đồng nghĩa với việc cố chấp, bất chấp đúng sai để thực hiện việc đó. Kinh doanh chưa làm đã sợ thua, sợ thất bại thì là không có quyết tâm, nhưng trường hợp này chỉ đúng khi bạn đã có sự nghiên cứu tìm hiểu và một bản kế hoạch chi tiết. Còn khi đã được cảnh báo mà vẫn cố tình thực hiện thì bạn đang quá mạo hiểm và cố chấp. Như vậy sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình thế nguy hiểm.

Trên đây chính là những suy nghĩ chưa đúng đắn để bạn có thể điều chỉnh để có được cho mình những hướng đi đúng nhất, tư tưởng chuẩn xác nhất trong hoạt động kinh doanh. Vì bởi rằng kinh doanh không phải là một phép thử mà nó là thực tế hành động và lợi ích sát sườn, cũng như trách nhiệm phải gánh cho những hành động đó.

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi