Xây dựng kế hoạch kế thừa thế nào để doanh nghiệp vẫn phát triển khi không có bạn

0
2937
Liên hệ đặt quảng cáo

Hiện nay nhà đầu tư nước ngoài đang ráo riết đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam và có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lựa chọn hình thức “bán mình” cho nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra cũng có nhiều người muốn giao lại công ty cho người khác quản lý để tập trung vào kế hoạch mới. Vậy khi bạn có ý định rời khỏi công ty dù dưới bất kỳ hình thức nào thì hãy lên kế hoạch kế thừa để không có bạn, doanh nghiệp vẫn phát triển. Cụ thể như sau:

Xây dựng nên tảng vững chắc

Trước khi rời khỏi công ty, bạn phải chắc chắn mình đã xây dựng được nền tảng vững chắc. Hãy cố gắng thực hiện hệ thống rõ ràng để người kế thừa có thể tiếp cận và tiếp tục phát triển. Có như vậy thì khi không có bạn tham gia thì công ty vẫn hoạt động tốt.

Đặt ra các mục tiêu và hoàn thành

Bạn sẽ chỉ yên tâm rời đi khi có người thừa kề tiềm năng và để đạt được điều đó trước hết bạn phải đặt ra một thời hạn. Phải thiết lập mục tiêu rõ ràng với các cột mốc cụ thể để chia công việc thành các bước nhỏ để hoàn thành từng bước và lên kế hoạch khả thi hơn hết.

Xây dựng kế hoạch kế thừa thế nào để doanh nghiệp

Xác định rõ đâu là vai trò quan trọng

Bạn là người nắm giữ vai trò quan trọng nhất, dĩ nhiên. Nhưng không chỉ bạn mà công ty còn cần những vị trí quan trọng khác và bạn cần xác định rõ ai là người năm giữ những vai trò đó. Điều này tùy vào cách mà bạn thiết lập công ty, phải xác định rõ và thiết lập các vai trò mà công ty cần có khi bạn ra đi.

Xác định kỹ năng cần thiết cho các vai trò này

Sau khi xác định được các vai trò quan trọng, việc tiếp theo là phải đề ra những kỹ năng cần thiết cho các vai trò đó. Chỉ khi thiết lập được điều này thì bạn mới đánh giá được các ứng cử viên dựa trên những tiêu chí này.

Lên kế hoạch cho tương lai

Bất kể khi bạn tìm người kế thừa vị trí của mình, tìm nguồn nhân lực để tiếp tục vận hành công ty thì hãy đừng chỉ nghĩ đến hiện tại mà hãy nhìn xa hơn, tự hỏi công ty mình tương lai sẽ phát triển đến đâu. Từ đó phải nhận định rõ ai là người có khả năng để công ty phát triển đến sự kỳ vọng đó, liệu người thừa kế bạn có đủ kỹ năng hay không.

Thiết lập đồng đội

Khi bạn rời đi bạn chỉ có thể yên tâm giao lại công ty cho những người chung lý tưởng và sẵn sàng đầu tư vào kế hoạch dài hạn của bạn. Đó là các nhân viên và những người quản lý, họ sẽ trở thành một nhóm hỗ trợ vững chắc để bạn thực hiện việc chuyển đổi dễ dàng, thuận lợi hơn. Để đạt được điều đó, hãy chuẩn bị đầy đủ hỗ trợ cần thiết cho nhóm của bạn.

Trao quyền và đào tạo cho người kế thừa

Bất kể cá nhân hay nhà đầu tư nào mua lại doanh nghiệp của bạn, dù họ có giỏi giang đến thế nào bạn cũng phải dành một khóa đào tạo trước khi họ tiếp nhận công việc của bạn.

Thực hiện đo lường hiệu quả công việc

Thời gian đầu sau khi giao công việc lại cho người kế nhiệm, bạn cần theo dõi để xem họ có điều hành công ty tốt không. Có thể sử dụng hệ thống thẻ điểm để theo dõi, bạn sẽ theo dõi được tăng trưởng hàng tháng như thế nào, mức độ hài lòng của khách hàng là bao nhiêu, kết quả làm việc của mỗi nhân viên…

Việc theo dõi này của bạn sẽ khiến mọi người có trách nhiệm báo cáo, giải trình và bạn sẽ yên tâm hơn khi biết được tình trạng phát triển của công ty hàng tuần, hàng tháng khi bạn đã rời đi.

Trên đây là kế hoạch kế thừa có thể coi là khá đầy đủ, tuy nhiên không phải ai cũng áp dụng được kế hoạch này mà còn phải dựa vào nhu cầu của từng công ty. Vì vậy bạn cần phải linh hoạt theo thực tế trên cơ sở các bước trên.

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi