Kiếm 2 triệu một ngày từ việc bán tạp hóa

0
39782
Liên hệ đặt quảng cáo

Bán tạp hóa có giàu không?

Lãi của việc bán tạp hóa ít nhất 2 triệu đồng mỗi ngày

Hiện nay tại Hà Nội nhan nhãn mọc lên các cửa hàng tạp hóa. Vậy bán tạp hóa có giàu không? Sao lại lắm người đâm đầu vào như vậy? Cùng tìm hiểu nhé.

Một lý do đơn giản là mức lợi nhuận ghê hồn trong khi loại hàng này không bao giờ sợ ế ẩm đã thôi thúc những con người có đầu óc kinh doanh đầu tư kiếm lãi. Cứ một trăm mét trên đường Hà Nội là có trung bình khoảng 6, 7 tiệm tạp hóa. Mà tiệm nào cũng đông người mua hàng. Thế mới biết được, việc kinh doanh hàng tạp hóa có lượng cầu lớn như thế nào.

Cùng đến phỏng vấn một gian hàng tạp hóa của bà Bùi Thị Lan (chùa Láng, Hà Nội) để tìm hiểu cơ hội phát triển của việc kinh doanh hàng tạp hóa nhé!

Bán tạp hóa có giàu không?
Bán tạp hóa có giàu không?

Đầu tiên là về nguồn hàng tạp hóa

Theo bà Lan, mối hàng sẽ chẳng phải lo lắng nhiều. Mỗi hãng tạp hóa đều có nhân viên kinh doanh chăm sóc khách hàng. Khi mình xem số điện thoại ở bao bì sản phẩm và gọi nhờ tư vấn lấy hàng thì nhân viên kinh doanh sẽ ầm ầm kéo đến. Mà chẳng cần gọi cũng được, khi mở cửa hàng tạp hóa, nhân viên tiếp thị của hãng cũng sẽ chủ động đến tận nơi và quảng cáo về sản phẩm của mình.

Xem chi tiết về cách tìm nguồn hàng tạp hóa ở đây.

Diện tích và mặt bằng cửa hàng là điều quan trọng cần lưu tâm

  • Đối với việc kinh doanh tạp hóa, diện tích và mặt bằng là điều tối quan trọng.

Nên chọn vị trí mặt bằng hút khách, vị trí như một công cụ quảng cáo luôn cửa hàng. Hàng tạp hóa bao gồm những thứ thiết yếu cho cuộc sống như: Thực phẩm(bim bim, sữa chua…), hóa mỹ phẩm (dầu gội, xà phòng tắm, bột giặt…), đồ dùng sinh hoat cá nhân (bàn chải, kem đánh răng,..)… Những đồ như thế này thì ai cũng cần, không lo bị tồn kho, và nếu ở ngoài mặt đường, chỗ nhiều người qua lại thì việc rẽ vào mua nhanh một số thứ cần thiết là điều bình thường. Việc kiếm lãi từ khách qua đường mang đến khoảng 70% lợi nhuận trên tổng doanh thu cửa hàng bạn.

  • Cửa hàng càng có diện tích lớn càng tốt.

Theo kinh nghiệm đúc rút được của bà Lan thì nên sử dụng diện tích càng lớn càng tốt và lấy thật nhiều loại hàng, đa dạng từng chủng loại ngay từ khi mới bắt đầu mở tiệm. Ngoài ra, tiệm tạp hóa còn buôn bán làm ăn tốt hơn các siêu thị mini với lợi thế hàng rẻ.

Bán hàng cũng không nên tham lãi nhiều, mỗi món một chút, có món thậm chí gần như không có lời mà vẫn phải bán. Khi tôi thắc mắc, bán hàng mà lãi ít thì không ổn, vì còn tiền thuê mặt bằng, tiền thuế, tiền thuê người bán hàng, bác nói: “Không vấn đề gì cả. Ngoài tiền lãi mình ăn, còn có tiền trưng bày sản phẩm của nhà cung cấp nữa”.

Nghĩa là, các nhà cung cấp sẽ trả tiền cho các “vị trí đẹp” trong cửa hàng tạp hóa của bạn như một hình thức quảng cáo. Đối với một số mặt hàng như giấy vệ sinh, dầu gội đầu, bim bim… và khoản tiền này còn được trả cao hơn gấp bội so với tiền lãi.

Số vốn cần thiết ban đầu để mở cửa hàng tạp hóa

Theo như tính toán sơ qua, chi phí thuê cửa hàng và nhân công đã rơi vào tầm khoảng 25-30 triệu một tháng, còn chưa kể đến tiền điện nước, thuế má linh tinh thì doanh thu mỗi tháng ít nhất cũng khoảng phải 50 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi chúng tôi đề cập đến con số này thì bà Lan đánh giá là “quá nhỏ”, “từng đấy thì làm được gì ở đất Hà Nội”. Bà không nói doanh thu cụ thể là bao nhiêu, nhưng có tiết lộ vốn ban đầu khoảng 300 triệu đồng, và giờ mức lãi một ngày ít nhất khoảng 2 triệu.

Ôm các mặt hàng dễ sinh lời

Ngoài các loại tiền như tiền lãi, tiền trưng bày sản phẩm ở vị trí đẹp, chủ tiệm tạp hóa còn được “hưởng” loại tiền khác. Biết xu hướng giá mặt hàng, và ôm hàng dự trữ đề phòng giá tăng. Khi đó, các chủ tiệm sẽ được hưởng phần chênh lệch từ những mặt hàng ôm trước đó. Một số mặt hàng dễ dự trữ mà lại có khả năng sinh lời cao nhất là các loại sữa, tã giấy cho trẻ em, dầu ăn…

Khi hỏi làm sao để biết được giá lên mà tích trữ hàng, bác cho biết, thường các đầu mối sẽ báo cho mình trước ít nhất là 1 tuần về việc giá lên để có “phương án” trữ kịp thời. Thêm nữa, ưu điểm của kinh doanh hàng tạp hóa là không bao giờ lo chuyện hàng tồn hay quá date, vì có vấn đề gì sẽ trả lại được cho các nhà cung cấp.

Các chính sách ưu đãi riêng như chiết khấu, quà tặng

Ngoài ra, khi có doanh thu cao, các sản phẩm được tiêu thụ nhiều, nhà cung cấp còn có chính sách ưu đãi riêng cho đại lý, chẳng hạn như tăng chiết khấu hoặc tặng quà…

Bà Lan cho biết thêm, đã quyết định mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa quy mô tương đối thì nên lấy hàng cả ngoại nhập, hàng xách tay để bán. “Rượu, nước hoa, mỹ phẩm, sữa xách tay… tương đối kén khách, nhưng lãi sẽ lớn. Quan trọng là lấy hàng chuẩn thì sẽ giữ được khách lâu dài”.

Cũng theo bà Lan, quan trọng nhất là số vốn bỏ ra ban đầu, còn về sau, tiền lấy hàng nhiều khi không cần phải quan tâm, mà khi nào bán hết đợt hàng mới thanh toán cho nhà cung cấp cũng được.

Chắc qua những chia sẻ của bà Bùi Thị Lan, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi “Bán tạp hóa có giàu không” rồi. Tuy nhiên, kinh doanh cửa hàng tạp hóa cũng có những rủi ro nhất định, nhất là khâu quản lý. Vậy nên theo bà Lan, việc quản lý bán hàng tạp hóa phải chặt chẽ, ngoài sử dụng phần mềm, phải có người thu ngân tin cậy, có người thường xuyên theo dõi hoạt động của cửa hàng, có người bán hàng nhanh nhẹn và trung thực. Đối với các đầu mối cung cấp hàng cũng phải cẩn thận, kiểm tra kỹ xuất xứ hàng hóa để tránh bị hàng giả, hàng kém chất lượng…

Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi