Khởi nghiệp và những khó khăn, cạm bẫy trên con đường kêu gọi đầu tư

0
2493
Liên hệ đặt quảng cáo

Một trong những vấn đề mà các nhà khởi nghiệp quan tâm nhất ở bước đầu luôn luôn là vấn đề nguồn vốn. Cần huy động bao nhiêu vốn, huy động từ đâu và huy động như thế nào…

Nhìn chung mục tiêu của các khởi nghiệp thường là huy động càng nhiều vốn càng tốt nhưng bạn không biết rằng bất cứ khi nào bạn huy động vốn, bạn đều phải đối mặt với những rủi ro và cạm bẫy dẫn đến thất bại.

Ví dụ gần đây nhất về sai cách huy động vốn đầu tư dẫn đến thất bại đó là chuỗi nhà hàng The Kafe của CEO Đào Chi Anh. Vì vậy ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những khó khăn và cạm bẫy cho các nhà khởi nghiệp trên con đường kêu gọi vốn đầu tư.

1. Kêu gọi nguồn vốn nhiều hay ít cũng sẽ tiêu hết trong cùng một thời gian

Ít tiền có cách chi tiêu riêng và nhiều tiền lại có cách chi tiêu riêng nên chung quy lại dù nhiều hay ít cũng sẽ tiêu hết trong thời gian bằng hoặc xấp xỉ nhau. Cụ thể khi bạn có nhiều vốn hơn chắc chắn bạn sẽ đầu tư hơn vào việc tuyển dụng nguồn nhân lực, thuê các công ty bên ngoài hỗ trợ, tăng cường truyền thông quảng cáo, đẩy mạnh các chiến lược xây dựng thương hiệu…

Tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn xây dựng và phát triển sản phẩm mà không xem xét phản hồi từ khách hàng về sản phẩm của mình. Đây là tâm lý chung của rất nhiều người, chủ quan có nhiều tiền trong tay và thoải mái chi tiêu, dĩ nhiên việc tiêu quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả nhất định.

Bất kể khi nào bạn được đầu tư vốn, chẳng hạn được đầu tư 10 tỷ đồng thì hãy lấy ra khoảng 7 tỷ để chi còn 3 tỷ cất lại để dự phòng. Nếu bạn có nhiều vốn nhưng chi tiêu không hợp lý thì thà huy động được ít vốn mà đề ra ngân sách chi tiêu hợp lý sẽ tốt hơn rất nhiều.

cạm bẫy trên con đường kêu gọi đầu tư

2. Xác định giá trị công ty của bạn qua nguồn vốn từ nhà đầu tư

Điều này thể hiện rất rõ ở những thời điểm ban đầu, bạn có thể xác định giá trị của công ty hay dự án của mình thông qua số tiền nhà đầu tư bỏ ra cho bạn. Đa phần các nhà đầu tư thường muốn năm giữ 15 – 30% cổ phần và ở giai đoạn đầu thường là 20 – 25%.

Do đó nếu nhà đầu tư đồng ý góp vốn cho bạn 10 tỷ đồng thì có nghĩa giá trị của công ty bạn là khoảng 45 tỷ đồng và bạn sẽ chịu mất 20% cổ phần. Nhưng nếu nhà đầu tư định giá công ty bạn là 40 tỷ đồng thì bạn sẽ mất thêm nhiều cổ phần hơn. Như vậy khi công ty của bạn được định giá cao hơn không có nghĩa là sẽ tốt hơn. Nhất là ban đầu, nếu định giá thấp thì bạn sẽ dễ dàng huy động được nguồn vốn vừa phải.

3. Ban đầu huy động càng nhiều thì về sau càng khó

Khi nguồn vốn đầu tư ban đầu đã hết, bạn cần phải huy động nguồn vốn mới và thông thường tâm lý chúng ta sẽ mong muốn được đầu tư nhiều hơn ban đầu. Tuy nhiên điều này thật sự rất khó khăn bởi nhà đầu tư khi bỏ tiền ra cho công ty của bạn là họ đã kỳ vọng sẽ kiếm lại gấp 10 lần thậm chí hơn nữa so với số tiền đó.

Nếu khi đã chi hết tiền được đầu tư mà không thu được lợi nhuận trong khoảng nhà đầu tư mong đợi thì bạn sẽ khó có thể huy động lần tiếp theo bởi hiện nay xung quanh bạn có rất nhiều dự án khởi nghiệp khác, họ không có lý do gì để tiếp tục bỏ tiền vào một dự án không có dấu hiệu tăng trưởng.

4. Chủ quan bỏ qua bước đầu

Một số người khi mới bắt đầu khởi nghiệp rất tự tin rằng mình đủ kinh nghiệm và khả năng để huy động vốn lớn và bỏ qua bước đầu. Họ còn cho rằng tại sao mình không ngay lập tức huy động vốn lớn mà lại trải qua những số tiền còn con làm gì.

Điều này hoàn toàn sai lầm và sẽ gây rủi ro đồng thời cho cả nhà đầu tư và nhà sáng lập.

5. Chọn sai nhà đầu tư

Bên cạnh vấn đề cần phải huy động bao nhiêu tiền thì một điều quan trọng không kém đó là phải huy động từ ai. Bởi các nhà đầu tư rất đa dạng, có bộ phận tư duy theo hướng thị trường, có bộ phận bị thuyết phục bởi tiềm năng của dự án dù thị trường ra sao và lại có bộ phận trung gian giữa hai kiểu trên.

Vì thế bạn cần phải hiểu rõ nhà đầu tư sẽ rót tiền vào công ty bạn để đưa ra lựa chọn sáng suốt và xây dựng được mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Tóm lại, huy động vốn đầu tư luôn là vấn đề mà các nhà khởi nghiệp đặt vị trí quan trọng hàng đầu. Là một nhà sáng lập, bạn cần phải nhìn nhận rõ về vấn đề này để đưa ra quyết định sáng suốt. Hãy lắng nghe những lời khuyên từ các chuyên gia, đồng thời vận dụng trí tuệ của mình để tạo nền tảng vững chắc cho dự án khởi nghiệp. Chúc bạn thành công!

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi