Những điều cần biết trước khi mang đồng hồ đi bảo dưỡng, sửa chữa

0
3227
Liên hệ đặt quảng cáo

Tương tự với cái chết hay việc phải đóng thuế, có một điểm không thể tránh khỏi là vào một ngày nào đó bạn cần phải mang chiếc đồng hồ của mình đi bảo dưỡng. Chi phí liên quan đến đồng hồ sẽ không dừng ở thời điểm bạn đeo nó trên tay. Với những chiếc đồng hồ đắt tiền, mọi việc trở nên phức tạp hơn hẳn, có nghĩa là có nhiều chi tiết cần phải bảo dưỡng hơn. Trước khi đem đồng hồ đi bảo dưỡng, sửa chữa, bạn nên tìm hiểu những kiến thức nhất định mà Chia sẻ kiến thức hay liệt kê bên dưới:

Những điều cần biết khi đem đồng hồ Quartz đi bảo dưỡng, sửa chữa

Trong ngành công nghiệp đồng hồ, đồng hồ quartz sẽ có mức giá phải chăng hơn so với đồng hồ cơ học. Thông thường, khi đồng hồ quartz dừng hoạt động, có nghĩa là chiếc đồng hồ đó đã cạn pin. Nếu muốn chiếc đồng hồ hoạt động trở lại, điều bạn cần làm là thay thế nguồn năng lượng mới, với mức giá xoay quanh vài trăm nghìn.
Một vấn đề khác cũng hay xuất hiện trên đồng hồ quartz đó là những núm bấm thường không hoạt động. Nguyên nhân chính gây ra vấn đề này chính là bụi bẩn bám xung quanh những lò xo ngăn cản hoạt động của nút bấm. Nếu rơi vào tình trạng này, bạn nên đến trung tâm bảo dưỡng kiểm tra tổng quát một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

Những điều cần biết khi đem đồng hồ cơ đi bảo dưỡng, sửa chữa

Phức tạp hơn đồng hồ quartz chính là đồng hồ cơ. Chúng có nhiều chi tiết bên trong hơn, nên theo một lẽ dĩ nhiên, sẽ có nhiều vấn đề có thể gặp phải hơn. Tình trạng hay gặp phải nhất chính là đồng hồ thường xuyên chạy sai giờ, điều này báo hiệu bạn nên mang đồng hồ đi bảo dưỡng ngay.
Oliver Pollock – người sáng lập của Luxury Watch Repairs, một công ty chuyên sửa chữa và bảo dưỡng đồng hồ tại Hatton Garden, Anh đã từng nói: “Bạn cần coi một chiếc đồng hồ như một chiếc xe. Thế đấy, có đến hơn 180 chi tiết trong một chiếc đồng hồ cơ cần được lau dầu. Nếu không mang đồng hồ đi bảo dưỡng 4 đến 5 năm hàng năm, các chi tiết bên trong bộ máy đồng hồ có thể bị ăn mòn, báo sai thời gian. Một ngày, chúng tôi tiếp nhận khoảng 30 – 40 chiếc đồng hồ có vấn đề do kho dầu gây ra”.  

Bảo dưỡng đồng hồ toàn diện là gì?

Khi được bán ra, mọi chiếc đồng hồ đều được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn hoạt động mà nhà sản xuất đã quy định. Với thương hiệu Rolex, hiện nay họ phát thẻ bảo hành kì hạn 5 năm, với Jaeger-Lecoutre, thời hạn bảo hành vừa được nâng lên thành 8 năm cho tất cả đồng hồ mới được sản xuất. Điều này có thể cho thấy, những nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ rất tự tin về chất lượng đồng hồ mà họ tung ra.

Khi đưa đồng hồ đến bảo dưỡng từ A-Z, chắc chắn một điều đồng hồ của bạn đã được tháo rỡ, làm sạch và lau dầu tất cả các chi tiết. Trong trường hợp có vài chi tiết máy bị ăn mòn, chúng chắc chắn sẽ phải được thay thế. Thậm chí cả núm điều chỉnh và nút bấm cũng có thể bị thay thế nếu chúng cho thấy những dấu hiệu bị ăn mòn. Nếu bị thay núm điều chỉnh, bạn cũng cần kiểm tra khả năng chống nước của đồng hồ có tốt không. Khi đem bảo dưỡng toàn bộ, bộ vỏ và dây đeo cũng sẽ được đánh bóng cẩn thận, loại bỏ những vết xước dăm.
Để kiểm tra tính chính xác của đồng hồ, Mr Pollock đã đặt những chiếc đồng hồ trong bài kiểm tra dự trữ năng lượng kéo dài 5 ngày. Sau đó, chiếc đồng hồ đó tiếp tục được đem đi kiểm tra khả năng chịu áp suất cũng như khả năng chống nước qua 3 giai đoạn. Kết thúc quá trình nếu đạt điều kiện, những chiếc đồng hồ được bảo dưỡng toàn diện qua trụ sở của Pollock sẽ được bảo hành lên tới 2 năm liền.

Không phải lúc nào chiếc đồng hồ của bạn cũng cần được bảo dưỡng toàn bộ. Và có một vài dấu hiệu để bạn quyết định đưa đồng hồ đi bảo dưỡng toàn bộ hay không:
– Những tiếng rít và rung mạnh phát thành tiếng bên trong chiếc đồng hồ (đặc biệt khi đồng hồ bị rơi hoặc va đập)
– Vỡ kính
– Núm điều chỉnh bị ăn mòn, khi lên cót hoặc thay đổi thời gian không được trơn tru
– Ngưng tụ hơi nước trên mặt kính sapphire

Không bảo dưỡng đồng hồ toàn diện được chứ?

Thực tế, bảo dưỡng toàn diện đồng hồ cơ khá đắt đỏ (nếu không còn thời hạn bảo hành chính hãng), nhiều người quyết định tiến hành một công đoạn nhỏ trong đó. Có thể là thay thế kính bị trầy, đánh bóng đoạn vỏ và mắt dây đeo bị trầy xước, hay khử từ cho chiếc đồng hồ.
Khử từ là một việc quan trọng để đảm bảo tính chính xác cho một chiếc đồng hồ. Đồng hồ cơ rất dễ bị nhiễm từ do phải tiếp xúc với nhiều vật liệu có từ trường trong hàng ngày. Bạn không thể nhìn thấy hệ quả của việc nhiễm từ ngay lập tức, mà nó xảy đến rất chậm rãi.

Bảo dưỡng, sửa chữa đồng hồ cổ có khó khăn gì?

So với đồng hồ hiện đại, đồng hồ cổ sẽ đem đi bảo dưỡng cần sự cẩn thận hơn nhiều. So với những chiếc đồng hồ hiện tại, đồng hồ cổ có khả năng chống lại các yếu tố gây hại thấp hơn rất nhiều. Ngoài việc nhiều bụi xâm nhập vào bên trong bộ máy, nước cũng chính là một trong những sự đe dọa cực kỳ nguy hiểm.
Nếu ở Thụy Sỹ, nhiều người có thể tìm đến nhà bán lẻ như Watches of Switzerland để bảo dưỡng và sửa chữa đồng hồ cổ. Dĩ nhiên, nhiều nhà sản xuất vẫn cung cấp dịch vụ bảo dưỡng riêng cho đồng hồ của hãng, nhưng lại quy định riêng về thời gian hiệu lực, do đó, người dùng buộc phải tìm kiếm giải pháp từ những bên thứ ba uy tín.

Bạn nên lưu tâm điều gì tại địa điểm bảo dưỡng đồng hồ?

Với rất nhiều thương hiệu đồng hồ cao cấp, như Vacheron Constantin, hãng sẽ yêu cầu khách hàng gửi đồng hồ lại rồi chuyển lại nhà máy sản xuất để tiến hành bảo dưỡng cũng như sửa chữa. Còn khi lựa chọn bên thứ ba, công đoạn trên đã được rút ngắn đi một nửa.
Có những thương hiệu đồng hồ như Omega và Rolex, họ sản xuất vô số đồng hồ với bộ vỏ, máy và dây đeo khác nhau. Nên khi đem đến trung tâm dịch vụ gửi đồng hồ và nhận về, có một điểm bạn nên chắc chắn là các chi tiết ấy chính xác là của bạn mà không bị nhầm lẫn với bộ phận của chiếc đồng hồ khác. Cẩn tắc vô áy náy mà.

Những điều NÊN và KHÔNG NÊN khi bảo dưỡng, sửa chữa đồng hồ

  • Hãy mang đồng hồ đi bảo dưỡng từ 4 đến 5 năm một lần kể cả chúng không có dấu hiệu hao mòn hay hỏng hóc. Sau một thời gian chắc chắn là dấu hay gioăng cao su sẽ bị ăn mòn, và nếu thay nó có giá từ 200.000đ đến 300.000đ.

  • Đừng bao giờ quên duy trì hoạt động cho đồng hồ tự động (automatic) ngay cả khi bạn không đeo chúng. Bạn cần lên cót tay cho đồng hồ ngay cả khi không đeo chúng để dầu bên trong bộ máy đồng hồ không bị khô. Bạn có thể trang bị ngay một hộp xoay đồng hồ để công đoạn này không tốn quá nhiều thời gian của bạn.
  • Không ngại hỏi. Mạnh dạn hỏi thợ đồng hồ về những chi tiết nào cần được bảo dưỡng hay thay thế. Đó vừa là cách để chúng ta tự trấn an bản thân, vừa là cách tìm hiểu xem trình độ của thợ đồng hồng.
  • Không thúc giục, nóng vội. Có thể bạn lo lắng rất nhiều khi đồng hồ bị hư hỏng. Và bạn nghĩ chỉ cần thay thế bộ phận bị hỏng là mọi chuyện được giải quyết. Nhưng để tìm hiểu, sửa chữa tận gốc vấn đề, người thợ đồng hồ vẫn cần tháo dỡ, làm sạch và lắp ráp lại đồng hồ, điều tiêu tốn kha khá thời gian.

Có thể tự bảo dưỡng, sửa chữa đồng hồ tại nhà không?

Nhà sản xuất đồng hồ Rolex đưa ra lời khuyên rằng khách hàng có thể tự làm sạch đồng hồ một cách nhẹ nhàng. Để giúp chiếc đồng hồ Submariner trở nên sáng bóng thì một chiếc bàn chải mềm, một chút xà phòng hoặc nước rửa bát, khăn vải mềm là những vật dụng thực sự cần thiết. Hỗn hợp nước và xà phòng có thể loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên vỏ đồng hồ dây đeo kim loại. Còn dây đeo da thì đừng bao giờ làm sạch bằng cách này.

Những điều cần biết trước khi mang đồng hồ đi bảo dưỡng, sửa chữa
Còn sửa chữa đồng hồ thì không một nhà sản xuất nào khuyến khích khách hàng tự mày mò ở nhà cả. Những chiếc đồng hồ phức tạp luôn cần có dụng cụ chuyên nghiệp cũng như kỹ năng đặc biệt để tiến hành sửa chữa. Kể cả việc thay đổi dây đeo, để tránh bị trầy xước vỏ, xước da thì người đeo cũng không nên tự mình làm. Với những chiếc đồng hồ Patek Philippe giá đắt đỏ, đến chiếc khóa hoa thị bằng vàng cũng có giá 105 triệu đồng hay dây đeo da giá 20 triệu đồng thì đừng bao giờ bạn nên thử thay khóa ở nhà.

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi