Quản lý nhà hàng ăn uống với 3 quy tắc vàng để trở nên chuyên nghiệp hơn

0
1825
Liên hệ đặt quảng cáo

Nhà hàng, quán ăn mở ra ngày càng nhiều nhưng không phải nơi nào cũng để lại được ấn tượng với khách hàng. Hãy cùng khám phá 3 quy tắc vàng cũng là 3 mẹo nhỏ trong quản lý nhà hàng để trở nên chuyên nghiệp hơn ngay sau đây.

Trở nên chuyên nghiệp hơn với 3 quy tắc trong quản lý nhà hàng

Quy tắc ghi thực đơn gọi món của khách

Đa phần các quán ăn, nhà hàng tại Việt Nam chưa đặt nhiều tâm huyết vào khâu order (gọi món) từ khách hàng. Để cải thiện điều này nhà hàng cần:

  • Có sổ gọi món hoặc phần mềm order để cập nhật nhanh nhất món ăn khách yêu cầu.
  • Đánh số thứ tự trong khi ghi order để kiểm soát tốt khách nào vào trước khách hàng vào sau, tránh để khách hàng chờ lâu hay cảm thấy không công bằng.
  • Ghi order một cách rõ ràng, đầy đủ, và không quên ghi thêm phần yêu cầu riêng của khách.
  • Phân công riêng một nhân viên phụ trách các khâu order, thanh toán và “chạy bàn” trong thời gian khách hàng dùng bữa.
Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp cần tuân theo quy tắc nào?

Quy tắc khi thanh toán hóa đơn

Khi khách hàng muốn thanh toán hóa đơn, để ghi điểm trong mắt thực khách nhà hàng cần thực hiện theo quy tắc sau:

  • Nhân viên order lúc đầu và nhân viên thanh toán phải cùng một người, không thay đổi người nhân viên khác.
  • Nhân viên phụ trách bàn kiểm tra hóa đơn và soát lại các món trên bàn, nếu thấy thông tin sai lệch cần báo ngay với thu ngân để điều chỉnh lại, tránh để khách hàng biết nhà hàng tính sai.
  • Trường hợp khách đưa tiền cho nhân viên phụ trách để thanh toán, không được để tiền vào tủ riêng hay túi riêng mà phải mang ra quầy thu ngân. Đồng thời không dùng tiền của mình để trả lại cho khách.
  • Trường hợp số tiền hoàn trả khách thiếu hay thừa nhân viên phụ trách cần để ý và yêu cầu thu ngân bổ sung ngay đồng thời xin lỗi khách hàng về sự sai sót đó.
  • Không được gợi ý tiền tip từ khách hàng, nếu khách hàng vẫn muốn tip cần mang tới quầy thu ngân để xử lý theo quy chế của quán.

Quy tắc khi có các ưu đãi, khuyến mãi

Mỗi khi có chương trình khuyến mãi nhân viên nhà hàng phải chủ động thông báo cho khách hàng trong thời gian dùng bữa. Tránh trường hợp khách hàng không biết nhưng lúc sau tra thông tin thấy có khuyến mãi mà không hề được nhắc trước. Điều này sẽ làm giảm tính chuyên nghiệp của nhà hàng.

Kỹ năng cần có để trở thành quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

Công việc của người quản lý nhà hàng thường áp lực bởi phải bao quát và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh trong nhà hàng. Từ quản lý tài chính, quản lý nhân viên, đảm bảo tài sản đến giải quyết các khiếu nại của khách hàng và xử lý các tình huống phát sinh. Do đó, kỹ năng quản lý, giao tiếp và quản trị cảm xúc là những kỹ năng tối thiểu cần có ở người quản lý nhà hàng.

Kỹ năng cần có để trở thành quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

Kỹ năng quản lý, tổ chức, lãnh đạo

Dù có kiến thức chuyên môn tốt, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phục vụ nhà hàng nhưng bạn sẽ chỉ dừng lại ở cấp nhân viên nếu như không có tố chất lãnh đạo, quản lý. Tố chất này có thể là bẩm sinh, cũng có thể thông qua rèn luyện để có được.

Người quản lý nhà hàng giỏi là người biết cách điều phối và sắp xếp công việc, phát huy tối đa nguồn nhân lực, vật lực để giúp cho công việc diễn ra trôi chảy, hiệu quả. Và để làm được điều đó bạn cần học cách lắng nghe, giữ bình tĩnh, có tầm nhìn xa, tự tin, kiên trì, không ngại trải nghiệm, tiếp xúc với các tình huống khó để có cách xử lý khôn khéo,…

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng thứ hai bạn cần sở hữu để trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp trong nhà hàng. Bởi với vai trò quản lý, bạn chính là đại diện/ bộ mặt của cửa hàng khi xử lý các khiếu nại của khách và truyền đạt thông tin cho nhân viên. Tức bạn sẽ giao tiếp với cả nhân viên và khách hàng mỗi ngày trong công việc. 

Nếu giao tiếp không khéo, bạn sẽ khiến nhân viên mất động lực làm việc, khách hàng không hài lòng với chất lượng phục vụ. Và không sớm thì muộn nếu bạn không tự trau dồi kỹ năng giao tiếp bạn sẽ tự đào thải mình trong bộ máy lãnh đạo, quản lý. 

Kỹ năng quản trị cảm xúc

Tính chất công việc phải giao tiếp nhiều, bao quát tất cả các khâu đồng thời phải đề ra các chiến lược kinh doanh khả thi đã tạo ra áp lực vô cùng lớn với người quản lý. Do vậy kỹ năng quản trị cảm xúc, kiểm soát căng thẳng trước áp lực có ý nghĩa quan trọng và cần thiết ở một quản lý nhà hàng.

Hãy tạo cho mình một tinh thần tốt, luôn lạc quan và suy nghĩ tích cực cùng sức khỏe tốt khi đó bạn sẽ biết cách để giải quyết công việc một cách hiệu quả và khôn ngoan nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi